Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán Mỹ rung lắc sau cảnh báo của Fed, Dow Jones “bay” gần 700 điểm

Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt lao dốc trong phiên ngày 16/4 khi nhà đầu tư bị cuốn vào vòng xoáy lo ngại về lạm phát, chính sách tiền tệ và chiến tranh thương mại leo thang.

Thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo trong phiên ngày thứ Tư sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cảnh báo tăng trưởng kinh tế Mỹ có dấu hiệu chậm lại và “ông lớn” sản xuất chip Nvidia thông báo khoản phí khổng lồ do lệnh hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc.

Chốt phiên, chỉ số Dow Jones lao dốc 699,57 điểm, tương đương 1,73%, xuống còn 39.669,39 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 2,24% về mức 5.275,70 điểm. Nasdaq Composite cũng giảm 3,07%, xuống còn 16.307,16 điểm và đang tiến sát vùng thị trường giá xuống (bear market) khi sụt hơn 19% so với đỉnh gần nhất.

Có thời điểm trong phiên, chỉ số Nasdaq rơi xuống mức thấp nhất là 16.066,46 điểm. Cổ phiếu Nvidia sụt 6,9% sau khi công ty tiết lộ rằng, họ sẽ phải gánh khoản chi phí lên tới 5,5 tỷ USD vì chính phủ Mỹ yêu cầu hạn chế xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo H20 của họ sang Trung Quốc, một thị trường quan trọng đối với dòng chip bán chạy của công ty.

Cổ phiếu Nvidia sụt 6,9% khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/4. Ảnh:cryptorank.io

Bên cạnh đó, The New York Times đưa tin chính quyền Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị hạn chế công ty khởi nghiệp DeepSeek đến từ Trung Quốc - một khách hàng lớn của Nvidia.

Các hạn chế xuất khẩu chip của Mỹ cũng ảnh hưởng đến AMD, khiến cổ phiếu hãng này giảm 7,4%. Chỉ số ngành bán dẫn mất tới 4,1%. Cũng trong phiên ngày 16/4, cổ phiếu tập đoàn sản xuất thiết bị sản xuất chip ASML của Hà Lan mất tới 7% sau khi công ty cảnh báo rằng thuế quan đang gây áp lực lên triển vọng lợi nhuận của họ.

Chỉ số đại diện toàn ngành bán dẫn – VanEck Semiconductor ETF (SMH) – cũng giảm hơn 4%, cho thấy tâm lý tiêu cực bao trùm toàn ngành.

Giám đốc quản lý danh mục đầu tư Zachary Hill tại Horizon Investments, nhận định rằng chỉ số S&P 500 chịu tác động của lĩnh vực công nghệ nhiều hơn so với trước đây.

Ngoài ra, cổ phiếu tiếp tục bị bán tháo ở cuối phiên sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, thuế quan của Tổng thống Trump có thể gây ra thách thức cho ngân hàng trung ương.

Trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế Chicago hôm 16/4, ông Powell nói rằng các mức thuế cao hơn dự kiến có thể làm gia tăng lạm phát và kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ông lưu ý Fed sẽ chờ thêm dữ liệu trước khi đưa ra bất kỳ thay đổi nào đối với lãi suất.

Trong bối cảnh triển vọng kinh tế đối mặt nhiều rủi ro từ chính sách thuế quan và lạm phát dai dẳng, các nhà đầu tư lo ngại rằng Fed có thể buộc phải tiếp tục duy trì lãi suất cao.

Phản ứng với quan điểm thận trọng của lãnh đạo Fed, chỉ số đo lường nỗi sợ hãi trên Phố Wall, Cboe Volatility Index, vọt lên mốc cao 32,64 điểm.

“Ông Powell đang xác nhận điều mà nhà đầu tư lo ngại, đó là khả năng tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát dai dẳng hơn do ảnh hưởng thuế quan,” chiến lược gia trưởng về đầu tư Sam Stovall tại CFRA Research nhấn mạnh.

Thị trường tài chính đã bị xáo trộn kể từ khi Tổng thống Trump công bố đánh thuế đối ứng lên các đối tác thương mại. Trong khi phần lớn thuế đối ứng đã được tạm ngừng trong 90 ngày, Trung Quốc vẫn bị áp thuế lên tới 245%.

Ngoài ra, ông Trump cũng công bố miễn trừ thuế đối với điện thoại thông minh, máy tính cá nhân vào cuối tuần trước, nhưng sau đó lại ám chỉ rằng chính sách này chỉ là tạm thời.

Kể từ khi chính quyền Tổng thống Trump công bố thuế quan đối ứng vào ngày 2/4, chỉ số S&P 500 đã mất khoảng 7%, Nasdaq Composite lao dốc 7,4% còn Dow Jones giảm khoảng 6%.

Giới chuyên gia nhận định thị trường cổ phiếu đối mặt nguy cơ giảm mạnh hơn trong dài hạn do lãi suất cao kéo dài, lạm phát chưa hạ nhiệt và xung đột thương mại leo thang.

Ngành công nghệ, vốn là động lực chính của đà tăng điểm trên sàn Phố Wall trước đây, giờ lại trở thành điểm yếu lớn nhất khi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn.

Dự báo về diễn biến của thị trường cổ phiếu, ông Bill Northey, Giám đốc đầu tư cấp cao tại U.S. Bank Wealth Management, nhận xét: “Các công ty đã bắt đầu nói đến những tác động từ thuế, cũng như những hệ lụy tiêu cực mà sự bất định này đang gây ra”.

Hồi hộp chờ tin Fed, chứng khoán Mỹ "đỏ lửa" 

Hồi hộp chờ tin Fed, chứng khoán Mỹ "đỏ lửa" 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Đâu là “chất kích thích” cho đà tăng kỷ lục của giá vàng?

Đâu là “chất kích thích” cho đà tăng kỷ lục của giá vàng?

17 Apr, 09:13 PM

Kinhtedothi - Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã leo dốc hơn 25%, ghi nhận đợt tăng mạnh nhất trong vòng một thập kỷ qua. Nguyên nhân là do căng thẳng thương mại, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất và lực mua mạnh của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ