Chứng khoán tháng 9/2018: Trông chờ khối ngoại
Kinhtedothi - Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố Báo cáo chiến lược tháng 9/2018. Theo đó, thị trường vẫn sẽ phải trông chờ vào khối ngoại.
Tin liên quan
-
Chứng khoán châu Á lao dốc, đồng USD vẫn mạnh trước "cơn bão" chiến tranh thương mại
- Chứng khoán Mỹ ghi nhận "thị trường con bò" dài nhất trong lịch sử
Dù VN-Index đã hồi phục tốt trong tháng 8, VDSC nhận thấy dòng tiền không tăng mạnh mà chủ yếu được điều tiết và luân chuyển khéo léo giữa các nhóm ngành để hỗ trợ thị trường đi lên. Do vậy, rất khó để thị trường có thể đi xa hơn nữa nếu không có một sự đột biến về dòng tiền. Ở chiều ngược lại, thị trường rất dễ bị tổn thương nếu gặp áp lực bán mạnh.
Trong bối cảnh đó, thị trường sẽ phải trông chờ vào khối ngoại. Tuy vậy, dòng vốn ngoại vẫn đang thận trọng khi sự bất nhất trong các động thái của Tổng thống Trump vẫn gây ra lo ngại về bất ổn của kinh tế thế giới. Theo các chuyên gia VDSC, vốn ngoại thật vẫn chưa trở lại các thị trường cận biên và mới nổi trong tháng vừa qua, và có lẽ sẽ cần thêm một khoảng thời gian nữa. Cần chú ý, FED gần như sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 9 này.
Về mặt tích cực, VDSC kỳ vọng một chuyển biến từ khối ngoại trong một vài tháng tới, điều vẫn thường diễn ra ở cuối năm và đầu năm. Sau khi mua thỏa thuận VHM trong đợt IPO, khối này đã liên tục bán ròng cổ phiếu này (cùng với VIC và VRE), nên không loại trừ khả năng có một phần tiền vẫn đang chờ đợi thời điểm thích hợp để trở lại.
Nhìn chung, VDSC nhận thấy thị trường đã và đang nhận được nhiều bất lợi hơn so với tin tức hỗ trợ. Mặc dù các chỉ số vĩ mô của Việt Nam vẫn tích cực, các rủi ro bên ngoài đang là mối bận tâm lớn của nhà đầu tư. Chiến tranh thương mại chưa có dấu hiệu kết thúc và xác suất cao FED sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp vào cuối tháng 9. Kết quả, những lo ngại về hoạt động bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài cũng như rủi ro tiền đồng mất giá khiến dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán e dè hơn.
Cho đến khi có sự đảo chiều của dòng vốn ngoại cũng như cải thiện hơn về thanh khoản, VDSC cho rằng VNIndex sẽ dao động trong khoảng 960 - 1040 điểm. Trong biên độ này, VDSC cho rằng nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình - nhỏ sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn so với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Về mặt tích cực, VDSC kỳ vọng một chuyển biến từ khối ngoại trong một vài tháng tới, điều vẫn thường diễn ra ở cuối năm và đầu năm. Sau khi mua thỏa thuận VHM trong đợt IPO, khối này đã liên tục bán ròng cổ phiếu này (cùng với VIC và VRE), nên không loại trừ khả năng có một phần tiền vẫn đang chờ đợi thời điểm thích hợp để trở lại.
Nhìn chung, VDSC nhận thấy thị trường đã và đang nhận được nhiều bất lợi hơn so với tin tức hỗ trợ. Mặc dù các chỉ số vĩ mô của Việt Nam vẫn tích cực, các rủi ro bên ngoài đang là mối bận tâm lớn của nhà đầu tư. Chiến tranh thương mại chưa có dấu hiệu kết thúc và xác suất cao FED sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp vào cuối tháng 9. Kết quả, những lo ngại về hoạt động bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài cũng như rủi ro tiền đồng mất giá khiến dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán e dè hơn.
Cho đến khi có sự đảo chiều của dòng vốn ngoại cũng như cải thiện hơn về thanh khoản, VDSC cho rằng VNIndex sẽ dao động trong khoảng 960 - 1040 điểm. Trong biên độ này, VDSC cho rằng nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình - nhỏ sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn so với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Nắng ấm, giá rau xanh giảm mạnh
Kinhtedothi - Từ sau Tết Nguyên đán tới nay, thời tiết nắng ấm tạo điều kiện cho các loại rau phát triển nhanh. Nguồn...XEM THÊM -
Lỗ hổng trong quản lý thương mại điện tử
Kinhtedothi - Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, chính sự tăng trưởng nóng trong ...XEM THÊM -
“Nhờn” kiểm toán, ngân sách thất thu
Kinhtedothi - Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chỉ ra và đề xuất xử lý nhiều sai phạm liên quan đến...XEM THÊM -
Cấp bách ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
Kinhtedothi - Trước việc dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại Hưng Yên và Thái Bình, hiện ngành nông nghiệp Hà Nội đ...XEM THÊM
- Thành ủy Hà Nội phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”
- “Điểm danh” các doanh nghiệp tỷ đô trên sàn chứng khoán Việt Nam
- Thủ tướng: Đưa Việt Nam trở thành công xưởng đồ gỗ và lâm sản thế giới
- Nhiều vụ ẩu đả dịp năm mới: Rượu bia chỉ là cái cớ
- Lỗ hổng trong quản lý thương mại điện tử
- Giải quyết vấn đề BOT nhìn từ trạm Cai Lậy
- Trục lợi từ dâng sao giải hạn: Đã đến lúc cần thay đổi
- Sớm giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cơ bản hoàn thành vào năm 2020 - 2021
- BOT - càng gỡ, càng rối