Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chung tay hỗ trợ doanh nghiệp

Kinhtedothi - Tác động của dịch cúm do chủng mới của virus corona gây ra (Covid-19) đang ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh doanh. Để giảm bớt khó khăn cho người dân, DN, ngành ngân hàng đã sớm vào cuộc với nhiều chính sách hỗ trợ, đồng thời kích thích tín dụng.

Cụ thể, trong những ngày gần đây, các ngân hàng từ lớn đến nhỏ đều tuyên bố dành hàng nghìn tỷ đồng với các hình thức hỗ trợ như giảm lãi vay, miễn tiền phạt quá hạn đối với các khách hàng có mục đích vay để trồng các loại nông sản, trái cây thanh long, dưa hấu, sầu riêng, mít…; Giảm, miễn 100% phí thanh toán cho các DN hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dược, thiết bị - vật tư y tế; Đưa ra chương trình cho vay với một số lĩnh vực với lãi suất ưu đãi, bên cạnh mức 6%/năm dành cho lĩnh vực ưu tiên. Đến thời điểm này, có ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất cho vay 3%/năm, thấp hơn tiền gửi tiết kiệm.

 Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Trong điều kiện thanh khoản dồi dào như hiện tại, NHNN khuyến khích các ngân hàng hỗ trợ cho khách hàng. Nếu cần thiết, NHNN sẽ điều chỉnh lãi suất điều hành, qua đó gián tiếp giúp các ngân hàng giảm lãi suất hỗ trợ DN chịu thiệt hại trong thời điểm dịch bệnh.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Một số ngân hàng giảm phí thanh toán chuyển khoản; tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử Online banking, Mobile banking… Theo Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), lượng giao dịch thanh toán điện tử trong mùa dịch gia tăng hơn so với trước. Cơ hội tăng thanh toán không dùng tiền mặt do nhận thức của người dân đã tăng lên.
Đánh giá cao sự nhanh chóng vào cuộc của ngành ngân hàng, nhiều chuyên gia cho rằng việc NHNN đưa ra văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng có các giải pháp hỗ trợ người dân, DN vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh là vô cùng cần thiết và kịp thời trong thời điểm này. Chính vì thế, các tổ chức tín dụng cần phải nghiêm túc thực hiện yêu cầu của NHNN để hỗ trợ DN duy trì sản xuất kinh doanh trong dài hạn. Đồng thời các ngân hàng cần có sự thẩm định chuẩn xác đối với những DN chịu tác động bởi dịch cúm Covid-19 để có thể đưa ra giải pháp phù hợp, tránh trường hợp có những đối tượng lợi dụng để được hưởng lợi dù không chịu tác động từ dịch bệnh. Để tránh nợ xấu, các ngân hàng cơ cấu lại nợ, dư nợ, cơ cấu lại thời gian trả nợ cho phù hợp với từng ngân hàng.
Đồng thời, cơ quan quản lý cần có những tiêu chí cụ thể về đối tượng, mức độ thiệt hại… thì các ngân hàng mới có cơ sở để thực hiện, có những giải pháp hỗ trợ phù hợp và đến đúng đối tượng cần được hỗ trợ. Không chỉ ngành ngân hàng tích cực hỗ trợ, mà cần có sự vào cuộc đồng bộ ở cả ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại... Như ngành tài chính có thể xem xét giảm thuế, ngành công thương có tác động kịp thời trong đàm phán để có thêm cơ hội mở rộng thị trường, mặt khác có động thái cụ thể thúc đẩy thị trường trong nước… Tất cả đều cần chung tay hành động vì DN.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ