Chương trình hành động của Bí thư Thị ủy Sơn Tây Phạm Thị Thanh Mai, ứng cử viên đại biểu HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026

Kinhtedothi.vn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Báo Kinh tế & Đô thị trân trọng giới thiệu đến cử tri của TP Hà Nội tiểu sử tóm tắt, chương trình của Bí thư Thị ủy Sơn Tây Phạm Thị Thanh Mai, ứng cử viên đại biểu HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026, ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 29 (thị xã Sơn Tây).

Chương trình hành động của Bí thư Thị ủy Sơn Tây Phạm Thị Thanh Mai, ứng cử viên đại biểu HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026 - Ảnh 1
BÀ PHẠM THỊ THANH MAI
Sinh ngày 3/11/1975

TS Quản lý kinh tế; Cử nhân Luật; Cao cấp lý luận chính trị

Thành ủy viên; Bí thư Thị ủy Sơn Tây;

Ủy viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố khóa XV
Nếu tiếp tục được cử tri tín nhiệm bầu là đại biểu HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026, tôi cam kết thực hiện chương trình hành động như sau:

1. Liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với cử tri, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri và phản ánh trung thực những ý kiến đó tới diễn đàn của HĐND Thành phố và tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân. Tích cực đóng góp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND Thành phố.

2. Tham dự đầy đủ các kỳ họp của HĐND Thành phố; tích cực nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến với HĐND những chính sách phù hợp phát huy tiềm năng, lợi thế và nguồn lực của Thành phố. Thực hiện tốt chức năng quyết định trong sử dụng ngân sách, tài sản Nhà nước có hiệu quả.

3. Đề xuất các giải pháp về: Quản lý tốt quy hoạch, phát triển đô thị vệ tinh, xây dựng nông thôn mới bền vững; phát huy giá trị văn hóa dân tộc, các di sản, di tích gắn với phát triển du lịch; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhất là với thanh niên, nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp; bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch; chăm lo khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân, các đối tượng chính sách, nhóm người yếu thế...

4. Tham gia tích cực vào quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND theo hướng tăng cường đối thoại, tiếp xúc cử tri chuyên đề. Nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan hữu quan giữa hai kỳ họp.

5. Trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân; không ngừng học hỏi, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giữ vững tiêu chuẩn đại biểu Nhân dân. Tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.

Kinh tế đô thị cuối tuần