Chương trình hành động của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV

Kinhtedothi.vn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Báo Kinh tế & Đô thị trân trọng giới thiệu đến cử tri của TP Hà Nội tiểu sử tóm tắt, chương trình hành động của Chương trình hành động của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV Nguyễn Kim Sơn, ứng cử viên đơn vị bầu cử số 6 gồm quận Hà Đông và các huyện: Thanh Trì, Thanh Oai.

Chương trình hành động của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV - Ảnh 1
ÔNG NGUYỄN KIM SƠN

Sinh ngày: 18/11/1966

PGS,TS Ngữ văn; Cao cấp lý luận Chính trị

Ủy viên BCH Trung ương Đảng;

Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nếu được tín nhiệm bầu là đại biểu Quốc hội khóa XV, tôi cam kết thực hiện chương trình hành động như sau:

1. Nỗ lực làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, vai trò người đại biểu Nhân dân. Chấp hành nghiêm Hiến pháp và pháp luật. Tích cực học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, rèn luyện nâng cao nhận thức, kỹ năng làm việc; giữ liên hệ với cấp ủy, chính quyền, MTTQ và Nhân dân địa phương nơi ứng cử.

2. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo từ bậc mầm non, phổ thông tới đại học và sau đại học nhằm cung cấp nhân lực chất lượng cao, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Thực hiện tốt lộ trình đổi mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, quy hoạch và phát triển hệ thống giáo dục đại học, nâng cao chất lượng các trường đại học sư phạm trọng điểm.

3. Phối hợp với thành phố Hà Nội, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương giải quyết tốt một số việc như: Phát triển các trường đại học trên địa bàn Thủ đô (trong đó có Trường Đại học Thủ đô Hà Nội) để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, sản phẩm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho thành phố. Hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng triển khai nhanh việc xây dựng cơ sở ở ngoại thành để giảm áp lực cho khu vực nội thành; củng cố hệ thống dạy nghề và giáo dục thường xuyên; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để giải quyết tốt các vấn đề như: Chính sách đãi ngộ với giáo viên; phân bổ giáo viên phù hợp, khắc phục tình trạng thừa/thiếu giáo viên tại một số cơ sở giáo dục...