Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyển đổi số - cơ hội để giáo dục vươn tầm quốc tế

Kinhtedothi - Ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đặt ra mục tiêu đi tiên phong và giúp Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu về chuyển đổi số. Nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn về chủ đề này.
 Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội tập huấn cho các giảng viên về kỹ năng sử dụng phần mềm giảng dạy e-learning. Ảnh: Oanh Trần
Nguồn học liệu vô tận

Thưa ông, chúng ta nên hiểu như thế nào cho đúng về chuyển đổi số trong GD-ĐT?

- Ứng dụng công nghệ trong giáo dục có 4 cấp độ, đưa bài giảng, bài kiểm tra lên nền tảng số mới đạt được cấp độ 1, tức là công nghệ mới chỉ làm thay được môi trường học tập và hình thức thể hiện học liệu, còn mọi thứ vẫn như trước. Thêm quản lý học sinh, sinh viên trên nền tảng số có thể coi là đạt cấp độ 2, bởi nó mở rộng cho ta những tiện ích mà không có công nghệ số không làm được. Chuyển đổi số thực sự diễn ra khi ứng dụng công nghệ số đạt cấp 3 và cấp 4; tức là khi mô hình tổ chức dạy và học, quản lý và tương tác với người học, cách dạy và cách học đều thay đổi, thậm chí mô hình trường lớp cũng sẽ thay đổi hoàn toàn.

Khi thực hiện chuyển đổi số trong GD-ĐT, học sinh được tiếp cận với nguồn học liệu gần như vô tận, được chọn học lúc nào và ở đâu tiện lợi nhất, thậm chí còn có thể chọn được thầy cô như ý. Nhưng quan trọng hơn cả, công nghệ cho phép học sinh được trải nghiệm nhiều hơn qua tương tác trên môi trường số, được hướng dẫn học theo lộ trình cá thể hoá phù hợp với bản thân, với chi phí thấp hoặc thậm chí miễn phí. Dựa trên dữ liệu và công nghệ, nhà trường tổ chức quản lý tốt hơn, ra quyết định đúng đắn hơn, có điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Để thực hiện chuyển đổi số trong GD-ĐT, Bộ GD&ĐT đã có sự chuẩn bị như thế nào?

- Trong mấy năm qua, Bộ GD&ĐT đã kịp thời ban hành hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành, tạo ra hiệu ứng khá tốt, nhất là trong đợt dịch Covid-19 vừa qua. Bộ cũng đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành và ban hành các chuẩn dữ liệu, chuẩn kết nối để tất cả các sở GD&ĐT và các trường đại học (ĐH) kết nối, cập nhật dữ liệu; sắp tới sẽ nâng cấp và hoàn thiện thành một nền tảng dữ liệu chia sẻ. Vừa rồi, Bộ cũng đã ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0 của Bộ GD&ĐT. Bộ đã tổ chức nhiều hoạt động, toạ đàm và hội thảo để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn ngành, đồng thời kết nối các tập đoàn doanh nghiệp công nghệ số để hợp tác cùng phát triển các nền tảng ứng dụng. Cùng với đó, Bộ xây dựng và kêu gọi giáo viên trong toàn ngành đóng góp vào các kho học liệu số.

Thời gian qua, Bộ GD&DT đã hợp tác Hệ tri thức Việt số hóa xây dựng Kho học liệu số dùng chung tại địa chỉ igiaoduc.vn. Đến nay, các giáo viên đã đóng góp và chia sẻ hơn 7.000 bài giảng điện tử, 200 đầu sách giáo khoa phổ thông, thí nghiệm ảo. Khi dịch Covid-19 xảy ra, các trường học phải tạm thời đóng cửa thì kho học liệu số này được giáo viên và học sinh khai thác rất hiệu quả.

Riêng đối với giáo dục phổ thông, trong thời gian tới, Bộ GD&DT sẽ tiếp tục triển khai những giải pháp xây dựng học liệu có chất lượng để cung cấp đầy đủ nội dung theo chương trình của tất cả các môn học. Còn đối với giáo dục ĐH, các trường ĐH sẽ đóng vai trò quan trọng nhất ở đây. Trong Hội nghị giáo dục ĐH 2020 vừa qua, các trường ĐH đều thống nhất sẽ tích cực hợp tác và tham gia phát triển các kho học liệu dùng chung.

Kỳ vọng phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Muốn thực hiện tốt việc chuyển đổi số trong giáo dục thì phải xây dựng khung năng lực số và rèn luyện kỹ năng số cho học sinh?

- Trên cơ sở tham khảo một số khung năng lực số do các tổ chức quốc tế đưa ra, Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu để đề xuất khung năng lực số cho học sinh các bậc học gồm 7 năng lực thành phần: Vận hành các thiết bị kỹ thuật số, xử lý thông tin và dữ liệu, giao tiếp và hợp tác, tạo nội dung kỹ thuật số, giải quyết vấn đề và định hướng nghề nghiệp. Môn Tin học trong chương trình phổ thông mới 2018 đã được xây dựng và có thể dùng được để học sinh học ngay từ bậc tiểu học; nếu tổ chức dạy và học tốt sẽ đáp ứng được phần lớn yêu cầu. Ngoài ra, cách dạy và học tốt nhất là cho học sinh sử dụng chính các công cụ trong học tập và sinh hoạt, từ đó rèn luyện được các kỹ năng qua trải nghiệm.

Ông kỳ vọng như thế nào trong công cuộc chuyển đổi số trong giáo dục này?

- Trước mắt tôi nghĩ, làm sao chúng ta tận dụng tối đa tiến bộ của công nghệ để có một hệ thống giáo dục đào tạo chất lượng tốt, chi phí thấp và tiếp cận dễ dàng với mọi người dân; làm sao để người thầy dễ dạy hơn và được sáng tạo hơn, người học chủ động hơn, thích học hơn và dễ học hơn. Xa hơn, thực hiện tốt chuyển đổi số ngành GD-ĐT sẽ góp phần triển khai thành công Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, đóng góp cho phát triển nền kinh tế số, xã hội số và hình thành quốc gia số, đây là cơ hội để Việt Nam có thể thu hẹp khoảng cách với những nước phát triển trên thế giới.

Xin cảm ơn ông!

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ