Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chuyên gia Australia: Việt Nam và Mỹ có thể bàn bạc mua máy bay tuần tra và radar ven biển

Lan Hương (thực hiện)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, việc mua máy bay tuần tra và radar ven biển có thể được bàn thảo trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Việt Nam.

Trong tuần này, cả Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Mỹ đều có chuyến thăm đến Việt Nam. Ông có đánh giá gì về thời điểm 2 chuyến thăm này?
Chuyến thăm này là một phần của sự trao đổi đoàn cấp cao giữa Việt Nam với Nga và Việt Nam và Mỹ. Hai chuyến thăm của diễn ra cách nhau chỉ một ngày cho thấy chính sách ngoại giao "đa dạng hóa, đa phương hóa" quan hệ  với các cường quốc chủ chốt của Việt Nam.
Việt Nam chứng minh là một quốc gia độc lập và đóng góp tích cực cho an ninh khu vực, do đó cả Moscow và Washington đều quan tâm đến việc hỗ trợ Việt Nam. Việt Nam có thể thảo luận về hợp tác quốc phòng với cả hai nước và tiến xa khi phù hợp với lợi ích quốc gia của Việt Nam.
 GS Carl Thyayer.
Năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã gặp người đồng cấp tại Washington DC, Mỹ. Và gần một năm sau, ông Mattis đã đến Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về triển vọng hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ?
Hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ được cấu thành bởi 3 văn bản chính. Đó là Bản ghi nhớ được ký vào năm 2011, Tuyên bố chung về Tầm nhìn năm 2015 và kế hoạch hoạt động cho giai đoạn 2018-2020.
 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong chuyến thăm Mỹ năm 2017.
Đây là thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis muốn trình bày chiến lược an ninh quốc gia (NSS) và Chiến lược Quốc phòng (NDS) mới của Mỹ. Trong các tài liệu này đều cho thấy vai trò của Việt Nam trong chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Tài liệu Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ liệt kê Việt Nam đứng đầu trong số 4 nước Đông Nam Á mà chính quyền Tổng thống Donald Trump coi như là đối tác của an ninh khu vực. 
Chiến lược Quốc phòng mới của Mỹ đã khẳng định, nước này đang tìm cách hình thành một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở qua 3 nhiệm vụ quan trọng, xếp thứ 2 trong đó là xây dựng lòng tin với các đồng minh và đối tác, bao gồm cả Việt Nam.
Trong cuộc gặp giữa 2 Bộ trưởng Quốc phòng, vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận. Ngoài ra còn vấn đề nào sẽ được trao đổi, thưa ông? 
Theo tôi, Bộ trưởng Quốc phòng Mattis sẽ trao đổi với Đại tướng Ngô Xuân Lịch về việc hai nước có thể hợp tác để tạo ra một "kiến trúc an ninh nối mạng" duy trì ổn định khu vực và đảm bảo quyền tự do đi đến Biển Đông. Về vấn đề này, có thể ông Mattis muốn mở ra khả năng huấn luyện quân sự chung giữa 2 nước.
Việt Nam đã cho thấy mối quan tâm với việc mua một tàu tuần tra biển thứ hai trang bị cho hải quân. Việt Nam quan tâm đến việc phát triển năng lực của mình trong công tác giám sát và trinh sát tình báo (ISR) vì vậy việc bán máy bay tuần tra và radar ven biển có thể được thảo luận. Nhưng đây mới chỉ là dự đoán. Nhiều khả năng là hai bộ trưởng quốc phòng sẽ thảo luận về một loạt các hoạt động hợp tác quốc phòng và đạt được thỏa thuận chung về quan hệ quốc phòng. 
Xin cám ơn GS