Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Cường quốc nông nghiệp không thể còn trẻ em thấp còi
Kinhtedothi - Chia sẻ câu chuyện kinh tế nông nghiệp những ngày đầu Xuân Tân Sửu 2021, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan – nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), đánh giá cao những bước phát triển mạnh mẽ thời gian qua, nhưng cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều điểm còn hạn chế. Bà đưa ra góc nhìn về một số giải pháp định hướng nhằm phát triển nông nghiệp trong giai đoạn tới.
Tin liên quan
-
8 giải pháp đẩy mạnh cuộc cách mạng nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025
- Bộ Nông nghiệp đề nghị kiểm soát chặt cá tầm nhập khẩu làm thương phẩm
- Năm 2021, nông nghiệp Hà Nội phấn đấu đạt mức tăng trưởng 4,2% trở lên
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Việt Nam thực chất chưa có quá nhiều sản phẩm hàng hoá đặc trưng và có chất lượng tốt. Không chỉ riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều năm qua, Việt Nam mới chỉ tập trung gia công. Hầu hết hàng hoá nói chung, nông sản nói riêng đều có giá trị gia tăng thấp.
“Bây giờ là lúc chúng ta phải nghĩ lại, làm lại theo cách xây dựng hệ thống cao hơn. Sẵn sàng từ bỏ những cái cũ, kể cả tư duy phát triển” – chuyên gia Phạm Chi Lan nói; đồng thời nhấn mạnh, phải bắt đầu từ chính sách, trong đó định hướng chính sách nông nghiệp của Việt Nam là yếu tố cần phải thay đổi trước tiên.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, nhiều người cứ nói cố gắng để Việt Nam trở thành cường quốc về nông nghiệp, nhưng điều đó vẫn còn khá xa. Cường quốc về nông nghiệp không thể chỉ có sản lượng, còn chất lượng sản phẩm thì thấp. Giá cả bán ra cũng vào loại thấp hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, nhiều ngành hàng của Việt Nam có quy mô lớn, nhưng cũng chưa có tiếng nói để chi phối thị trường. Trong khi tại nhiều quốc gia khác, họ sản xuất số lượng ít hơn rất nhiều so với Việt Nam, nhưng vẫn có tiếng nói quyết định thị trường.
Để tạo bước đột phá cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, đối với chính sách, cần mạnh dạn từ bỏ việc thực hiện theo kiểu diện rộng, tăng trưởng lấy số lượng là chính mà không quan tâm đến chất lượng. Các chỉ số về phát triển nông nghiệp nên tập trung vào yếu tố tính chất lượng nhiều hơn.
Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, an toàn thực phẩm là yêu cầu tiên quyết đặt ra trong chính sách phát triển nông nghiệp trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, cần coi trọng an ninh dinh dưỡng. “Một cường quốc sản xuất nông nghiệp không thể còn tình trạng trẻ em thấp còi như hiện nay được” – bà Phạm Chi Lan bày tỏ quan điểm.
Tiêu chuẩn chất lượng cũnglà yếu tố đặt ra nhằm hướng tới xuất khẩu mặt hàng giá trị cao hơn. Trong xu thế đó, cần loại bỏ xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩm có chất lượng thấp. “Là sản phẩm Việt Nam, nhưng khi đưa qua Trung Quốc, Thái Lan để họ xuất khẩu hộ thì giá trị cao hơn rất nhiều thì vô lý quá. Tự mình phải theo đuổi những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. Nói khó thì khó thật đấy, nhưng đã đến lúc chúng ta phải làm thế rồi, chứ không phải làm theo kiểu chất lượng thấp kém mãi được” – vị chuyên gia kinh tế nói.
Chuyên gia Phạm Chi Lan cũng chia sẻ rằng, ngay cả hiệu quả về sản lượng cũng là câu hỏi đặt ra, bởi muốn có sản lượng cao đôi khi không khó, nhưng chất lượng nông sản lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Chính vì vậy đối với chính sách nông nghiệp, phải mạnh dạn loại bỏ những thói quen xấu, chính sách đã không còn phù hợp nữa, dù trước đây là tốt.
Định hướng hỗ trợ thời gian tới, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, cần tập trung vào những cái mới, phát triển theo hướng an toàn bền vững. Khuyến khích, coi trọng phát triển cả giống bản địa. “Cứ nhắc đến sản xuất công nghệ cao, theo hướng hữu cơ, nhưng không chú trọng bảo tồn và phát triển giống bản địa thì rất nguy hiểm. Bởi nếu không gìn giữ thì đến một ngày sẽ không còn đặc trưng của Việt Nam nữa” – chuyên gia Phạm Chi Lan nhấn mạnh.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Ngành thủy sản Hà Nội hướng đến sản xuất sạch
Kinhtedothi - Trong giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng lĩnh vực thủy sản của Hà Nội đạt bình quân 7%/năm. Chất lượng ...XEM THÊM -
Giá vàng quay đầu giảm nhưng dự báo sẽ còn tăng
Kinhtedothi - Sáng nay (20/4), giá vàng thế giới quay đầu giảm. Mặc dù, lợi tức trái phiếu Chính phủ Mỹ rời đỉnh 14 t...XEM THÊM -
Lợi ích gian hàng Việt trực tuyến: “Cửa thoát hiểm” cho hàng Việt
Kinhtedothi - Việc tham gia các sàn thương mại điện tử (TMĐT), đưa hàng hóa trực tiếp từ sản xuất tới người tiêu dùng...XEM THÊM -
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Chia đều cơ hội cho doanh nghiệp
Kinhtedothi - DN Việt Nam khó có thể tận dụng tối đa những lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới...XEM THÊM -
Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nước thao túng tiền tệ: Tiếp tục nỗ lực để thương mại đôi bên cùng có lợi
Kinhtedothi - Tại buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh...XEM THÊM -
Giá trị ảo, rủi ro thật
Kinhtedothi - Câu chuyện những thương vụ chuyển nhượng hoa lan đột biến trị giá hàng tỷ đồng chỉ là chiêu trò nâng kh...XEM THÊM
-
Giá lợn hơi hôm nay 20/4/2021: Biến động từ 1.000 - 2.000 đồng/kg
Kinhtedothi - Ghi nhận giá lợn hơi hôm nay 20/4, trên cả 3 miền biến động từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua trong khoảng 72.000 - 75.000 đồng/kg.20-04-2021 07:42
-
Giá tiêu hôm nay 20/4: Thị trường trong nước bình lặng trong khi tiêu Ấn Độ tiếp tục tăng
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 20/4 trong khoảng 67.500 - 71.000 đồng/kg. Giá tiêu trong nước tiếp tục đi ngang phiên thứ 3, trong khi tiêu Ấn Độ có phiên tăng trưởng.20-04-2021 07:00
-
Giá cà phê hôm nay 20/4: Đồng loạt tăng, Robusta vượt qua mốc 1.400 USD/tấn
Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 20/4 trong khoảng 31.900 - 32.800 đồng/kg. Giá cà phê 2 sàn phái sinh trên thế giới tăng trong phiên đầu tuần.20-04-2021 06:46
-
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
Kinhtedothi - Chiều 19/4, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội thảo Kết nối giao thương các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP TP Hà Nội.19-04-2021 16:38
-
Giá xăng dầu ngày 19/4: Rời đỉnh sau 1 tháng tăng
Kinhtedothi - Giá xăng dầu hôm nay đã quay đầu giảm khi thị trường dấy lên lo ngại nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu suy giảm.19-04-2021 15:35
- Lịch sử, ý nghĩa và món ăn nên dâng cúng vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mà không phải ai cũng biết
- Xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh, bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại
- Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng “ra lời kêu gọi” giải cứu hành tím
- VEPR dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6 - 6,3% năm 2021
- Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm sự bá quyền thế giới
- Vụ “Tổ chức đánh bạc; Rửa tiền”: Đề nghị hủy quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt đối với Phan Sào Nam
- Không được dùng tiền để lôi kéo cử tri khi vận động bầu cử
- [Ảnh] Dòng người nô nức dâng hương trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021
- Quản lý chặt an toàn thực phẩm