Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tái cấu trúc ngân hàng đang đi đúng hướng

KTĐT - Chiều 25/4, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank, mã CK: HBB) chính thức công bố Dự thảo tóm tắt Đề án sáp nhập vào ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), dự kiến sẽ được trình ĐHCĐ vào ngày 28/4 tới. Ngân hàng sau sáp nhập sẽ lấy tên là SHB.

Đảm bảo quyền lợi cổ đông, khách hàng

Đại diện HBB cho biết, quá trình sáp nhập được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên sẽ không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và các bên liên quan. Toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của HBB với các khách hàng, đối tác, nhân viên sẽ được chuyển giao cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Về quyền lợi cổ đông, các chủ sở hữu cổ phiếu HBB sau khi sáp nhập vào SHB sẽ được hoán đổi cổ phiếu theo tỷ lệ 1 cổ phần HBB bằng 0,75 cổ phần SHB.

Tại Dự thảo, HĐQT Habubank nhìn nhận, trong bối cảnh hiện tại, các khoản vay từ nhóm khách hàng Vinashin đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng, nhất là với chi phí vốn ngày càng cao. Mặt khác, cũng có những nguyên nhân từ những yếu kém nội tại của HBB như thiếu kế hoạch phát  triển  kinh  doanh; Khả năng thích nghi chưa tốt khi tình hình có những dấu hiệu bất lợi đối với thị trường. "Với quy mô và khả năng hiện tại, HBB sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển thị trường và có thể yếu thế trong quá trình cạnh tranh khi các đối thủ cạnh tranh cũng đang đẩy mạnh hoạt động hợp nhất, sáp nhập để vươn tới tầm khu vực. Xây dựng phương án sáp nhập phù hợp sẽ giúp HBB tăng khả năng vượt khó khăn và nâng cao cạnh tranh" - Dự thảo nhấn mạnh.

Theo TS Nguyễn Trọng Tài, (Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo cán bộ, Học viện Ngân hàng), việc sáp nhập này chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi người gửi tiền. Vì bản thân hai ngân hàng quyết định "về chung nhà" sẽ phải tìm cách để bảo vệ và giữ chân khách hàng. Hơn nữa, việc sáp nhập này nằm trong lộ trình của NHNN nên người gửi tiền có thể yên tâm.

Về quyền lợi cổ đông, tỷ lệ hoán đổi 1CP HBB= 0,75 CP SHB sẽ được "bỏ phiếu" trong Đại hội cổ đông sắp tới. Nếu được thông qua, tỷ lệ này làm vừa lòng cổ đông. Còn sau này, nhà đầu tư nếu cảm thấy triển vọng tương lai của cổ phiếu ngân hàng hợp nhất tốt, chắc chắn họ sẽ "bỏ phiếu" cho cổ phiếu SHB.

Hậu sáp nhập sẽ là gì?

Tại một chi nhánh của Habubank giao dịch vẫn diễn ra bình thường. Ảnh: Hải Linh

Theo các chuyên gia, việc ngân hàng tự nguyện sáp nhập rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề hậu sáp nhập mà chính bản thân ngân hàng và các cơ quan quản lý cần bàn đến. Đáng chú ý nhất, quyền lợi, thu nhập nhân viên, cán bộ các ngân hàng "về chung nhà" sẽ được xử lý thế nào?

 Các ngân hàng sáp nhập đều khẳng định sẽ chuyển giao tất cả khách hàng, nhân viên, cổ đông về ngân hàng mới. Tuy nhiên, lo ngại về việc lao động, đặc biệt là các ngân hàng sáp nhập bị ảnh hưởng về chế độ cũng như thu nhập là hoàn toàn có cơ sở. Bởi vậy, tác động đến việc làm trong quá trình tái cơ cấu là câu chuyện mà các ngân hàng cũng như cơ quan quản lý cần hết sức lưu ý để đảm bảo công bằng và an sinh xã hội.

Hơn nữa, theo TS Nguyễn Trọng Tài, cũng cần để ý đến tình hình kinh doanh nói chung, đặc biệt là vấn đề nợ xấu. "Đừng để nợ xấu bị che khuất. Phải làm sao minh bạch, công khai để lành mạnh hóa định chế tài chính. Để sáp nhập không chỉ là một phép cộng đơn thuần mà phải tạo ra hiệu quả thực sự" - ông Tài nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, câu chuyện sáp nhập quản trị điều hành làm sao để bộ máy vận hành tốt, tạo niềm tin cho cổ đông và khách hàng cũng rất đáng được lưu tâm.

"Ngân hàng hợp nhất" SHB và HBB sẽ có vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng với khoảng 5.000 khách hàng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Xoá bỏ thuế khoán từ 2026: Hộ kinh doanh nào phải đóng thuế?

Xoá bỏ thuế khoán từ 2026: Hộ kinh doanh nào phải đóng thuế?

02 Jul, 03:55 PM

Kinhtedothi- Từ năm 2026, thuế khoán – phương thức thu thuế áp dụng nhiều năm nay với hộ kinh doanh – sẽ chính thức bị xóa bỏ. Việc phân loại hộ kinh doanh theo doanh thu, áp dụng hóa đơn điện tử và sổ kế toán mới là những thay đổi lớn mà người kinh doanh cần lưu ý. Tại Họp báo thường kỳ quý II/2025, Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn đã chia sẻ về các vấn đề liên quan đến thuế khoán đang được người dân quan tâm hiện nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ