Chuyển quyền phát triển BĐS – nhìn từ thực tiễn bảo tồn biệt thự cũ trong phát triển đô thị tại TP HCM

Phạm Trần Hải (Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong thời gian qua, trước áp lực phát triển đô thị, các biệt thự cũ (trong đó có nhiều biệt thự cũ có giá trị cần bảo tồn) được tháo dỡ hàng loạt để xây dựng các công trình cao tầng, gây các tác động tiêu cực trong phát triển đô thị.

Bảo tồn di sản kiến trúc trong quá trình phát triển đô thị là một vấn đề cần thiết. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các biệt thự cũ (được xây dựng trước năm 1975) có vai trò quan trọng trong quỹ di sản kiến trúc.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Trong thời gian qua, trước áp lực phát triển đô thị, các biệt thự cũ (trong đó có nhiều biệt thự cũ có giá trị cần bảo tồn) được tháo dỡ hàng loạt để xây dựng các công trình cao tầng, gây các tác động tiêu cực trong phát triển đô thị. Để giải quyết tình trạng trên, bên cạnh các biện pháp chế tài, việc giải quyết hài hòa giữa lợi ích chung của toàn xã hội, cộng đồng và lợi ích riêng của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng các khu đất có biệt thự cũ là giải pháp cơ bản nhất. Chuyển quyền phát triển bất động sản (Transfer of Development Right - TDR) được xem là công cụ có khả năng giải quyết hiệu quả vấn đề này. Bài viết nêu một số trường hợp thành công khi áp dụng TDR ở các đô thị lớn trên thế giới cũng như làm rõ khả năng áp dụng và điều kiện để có thể áp dụng TDR tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mời quý độc giả đọc toàn văn bài viết “Chuyển quyền phát triển BĐS – nhìn từ thực tiễn bảo tồn biệt thự cũ trong phát triển đô thị tại TP HCM” của tác giả Phạm Trần Hải - Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM tại đây
 
 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần