Cần có chế tài đủ mạnh để giải quyết tranh chấp chung cư
Kinhtedothi - Tính trung bình, cứ 10 chung cư ở thành phố thì có 1 chung cư đang xảy ra tranh chấp. Tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tăng. Đây là thông tin đưa ra tại tọa đàm “Khuôn khổ pháp luật giải quyết xung đột giữa cư dân và chủ đầu tư tại các chung cư” do Tạp chí Luật sư Việt Nam tổ chức ngày 19/1.
Tin liên quan
-
Chặn đứng tranh chấp chung cư
- Tranh chấp tại chung cư cao tầng: Nhiều chủ đầu tư trục lợi
- Hà Đông tồn tại 14 tòa nhà và cụm tòa chung cư còn tranh chấp
Gia tăng tranh chấp
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 3.000 tòa nhà, cụm tòa nhà chung cư, trong đó tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, trong số 845 tòa nhà, cụm tòa nhà chung cư thương mại trên địa bàn TP thì có đến 129 chung cư có tranh chấp, khiếu kiện, tiềm ẩn phức tạp.
Còn tại TP Hồ Chí Minh hiện có 935 chung cư cao tầng thì cũng có tới 105 chung cư đang có tranh chấp ở mức độ khác nhau, trong đó có 9 chung cư có tranh chấp rất gay gắt, phức tạp. Tính trung bình, cứ 10 chung cư ở thành phố thì có 1 chung cư đang xảy ra tranh chấp.
Toàn cảnh tọa đàm. |
Luật sư Trương Anh Tuấn - Trưởng Ban pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, tranh chấp nhà chung cư liên quan tới nhiều vấn đề. Cư dân cho rằng chủ đầu tư có nhiều vi phạm như: Thiếu minh bạch trong thu chi, quản lý, bàn giao quỹ bảo trì của tòa nhà; Không phân định rõ ràng về sở hữu chung - riêng của tòa nhà, không thu tiền phí quản lý diện tích riêng; Chủ đầu tư thuê đơn vị quản lý nhà chung cư không chuyên nghiệp, vi phạm nghĩa vụ làm sổ đỏ cho người dân, chậm bàn giao căn hộ, vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy, không thực hiện bàn giao bãi xe, rao bán chỗ giữ xe, không chăm sóc khuôn viên của nhà chung cư…
Hiện nay, nội dung quản lý vận hành nhà chung cư được điều chỉnh bởi pháp luật nói chung và pháp luật chuyên ngành như: Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Xây dựng 2014… Mặc dù đã được quy định trong luật, nghị định hướng dẫn thi hành và thông tư, nhưng các tranh chấp vẫn ngày càng gia tăng do chủ đầu tư ngang nhiên vi phạm quy định bất chấp cơ chế xử phạt.
Xây dựng chế tài đủ mạnh để xử lý
Phân tích về nguyên nhân phát sinh các tranh chấp, luật sư Nguyễn Minh Tuấn - CEO Công ty TNHH Quản lý Tòa nhà Việt (VietBuildings) cho rằng, những quy định hiện hành mới chỉ đáp ứng được nhu cầu khắc phục giải quyết các vướng mắc chủ yếu trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.
Tuy nhiên, mối quan hệ trong lĩnh vực sử dụng, quản lý nhà chung cư vẫn càng ngày càng trở nên phức tạp. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật không thể phát triển, hoàn thiện kịp thời so với sự phát triển của các mối quan hệ xã hội tại các tòa nhà, cụm tòa nhà chung cư. Từ đó dẫn đến việc các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cũng không thể mạnh mẽ can thiệp, ngăn chặn sớm các vấn đề đã, đang và sẽ nảy sinh trong thực tiễn.
Đặc biệt, một vấn đề lớn nhất hiện nay là căn cứ giải quyết mọi tranh chấp phát sinh nằm ở các hợp đồng mua bán. Nhưng thực tế, đa phần khi mua bán chung cư, ngay từ bước đầu, chủ đầu tư đã nắm thế chủ động khi giao kết hợp đồng trên mẫu hợp đồng do chủ đầu tư soạn sẵn có nhiều điều khoản có lợi về mình. Khi đó, nếu xảy ra tranh chấp, người mua thường chịu thiệt, bởi họ không hoặc rất khó để tìm hiểu và lường trước được những rủi ro phải gánh chịu cũng như khả năng yêu cầu chủ đầu tư đảm bảo quyền và lợi ích của họ.
Đồng quan điểm, Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch Công ty Luật TAT Law Firm cho biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề tranh chấp là do chủ đầu tư kéo dài thời gian, không chịu tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu ra ban quản trị chung; việc quản lý vận hành của chủ đầu tư và đơn vị vận hành còn nhiều bất cập…
Trước thực trạng trên, Luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa cho rằng, để giải quyết được vấn đề này, cần rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh đúng các tranh chấp, bất cập hiện nay trong quản lý vận hành các toà nhà/cụm toà nhà chung cư trên phạm vi cả nước và có chế tài đủ mạnh để xử lý.
Song song với đó, chủ đầu tư cần minh bạch mọi thông tin liên quan đến khả năng phát sinh xung đột như tình hình tài chính, bàn giao kinh phí, báo cáo thu chi, sử dụng số dư… Trung thực trong quá trình quảng cáo và phối hợp giải quyết đối với khách hàng một cách chủ động, tôn trọng các quyền lợi của khách hàng. Đồng thời, ban quản lý phát huy vai trò trung gian giải quyết xung đột...
GS.TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường cho rằng, trong vấn đề này một số điểm cần làm rõ, đó là các tranh chấp liên quan đến mua bán bất động sản (mua bán nhà trên giấy). Về tranh chấp giữa diện tích chung và riêng, hiện nay vẫn còn bị lẫn lộn giữa quyền sở hữu của chủ đầu tư dự án và sở hữu chung. Vì vậy, cần phân biệt rõ hơn khái niệm sở hữu chung và sở hữu riêng một cách rõ ràng hơn nữa. Về phí bảo trì, cần xem xét lại việc giao phí bảo trì này cho chủ thể nào là hợp lý và bảo đảm được việc quản lý, sử dụng minh bạch và xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Doanh nghiệp bất động sản TP Hồ Chí Minh: Đồng loạt bung hàng sau Tết
Kinhtedothi - Vừa kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều DN bất...XEM THÊM -
BRG Diamond Residence - Biểu tượng phong cách sống mới trong giới tinh hoa
Kinhtedothi - Ngoài những nhu cầu mới về phong cách sống, giới tinh hoa ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về chốn an cư ...XEM THÊM -
Cư dân Samsora Premier 105 vui mừng đón nhận sổ hồng ngay sau Tết
Kinhtedothi - Ngày 27/2/2021, tại dự án Samsora Premier 105 (số 105 Chu Văn An, Hà Đông, Hà Nội), chủ đầu tư dự án ...XEM THÊM -
“Kiềng 3 chân” tạo dựng nên thương hiệu BRGLand
Kinhtedothi - Luôn hướng tới nâng tầm tiêu chuẩn sống của cộng đồng, thực hiện cam kết của một chủ đầu tư BĐS uy tín,...XEM THÊM -
Bản tin tổng hợp Xây dựng - Bất động sản từ ngày 22/2 đến 28/2
Kinhtedothi - Năm 2021, BĐS sẽ dẫn đầu các ngành nghề về thu hút đầu tư, bấp chấp tác động tiêu cực từ Covid-19; BĐS ...XEM THÊM -
Bộ Xây dựng hỗ trợ Hà Nội thí điểm xây dựng khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn
Kinhtedothi - Trong năm 2021, Bộ Xây dựng sẽ tích cực phối hợp với UBND TP Hà Nội trong việc nghiên cứu, đề xuất các ...XEM THÊM
-
Tuổi nào không nên xây nhà năm Tân Sửu 2021?
Kinhtedothi - Ra Giêng là thời gian đẹp nhất để khởi công xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên không phải tuổi nào cũng có thể xây được nhà trong năm Tân Sửu 2021.27-02-2021 14:00
-
Bất động sản sẽ dẫn đầu các ngành nghề thu hút đầu tư năm 2021?
Kinhtedothi - Năm 2020, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch Covid-19, nhưng một số phân khúc bất động sản (BĐS) vẫn chiếm thị phần ấn tượng trong tổng các nguồn đầu tư, điều đó đã mang...26-02-2021 20:19
-
Nam Phú Quốc: Giá trị BĐS gắn với du lịch nghỉ dưỡng tăng theo thời gian
Kinhtedothi - Trong khi phân khúc đất nền, chung cư đang có dấu hiệu bão hòa, đi ngang, thì BĐS gắn với du lịch, nghỉ dưỡng vẫn có tính thanh khoản tốt và chứng minh sức hút nhờ tiềm năng phát triể...26-02-2021 09:50
-
Giới thượng lưu chi ‘tiền tỷ’ tậu nhà Starlake ‘siêu sang’
Kinhtedothi - Những căn hộ cao cấp thỏa mãn nhu cầu sống và hưởng thụ cuộc sống được giới nhà giàu ưa chuộng. Bên cạnh những món hàng hiệu đắt tiền hay xế hộp, căn hộ hạng sang tọa lạc tại trung tâ...26-02-2021 08:09
-
Lời giải nào cho bài toán nhà ở cho người trẻ?
Kinhtedothi - Tháng 4 năm 2020, Navigos, một công ty chuyên cung cấp nguồn nhân lực, đã công bố báo cáo về tình hình tiếp cận nhà ở đô thị lớn khi giá nhà tại TP.HCM và Hà Nội đang cao hơn 28 lần s...25-02-2021 15:21
- Hà Nội: Chưa được "lệnh", hàng quán vỉa hè ngang nhiên hoạt động, vi phạm phòng dịch
- Bộ GD&ĐT lên tiếng về thông tin học sinh “bắt buộc” học Tiếng Hàn từ lớp 3
- [Infographic] Chi tiết tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 2/2021
- Học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 có thể học tiếng Hàn, tiếng Đức từ năm học tới
- Thiêu thân trên sàn giao dịch tiền ảo
- Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước xuống dưới 56 triệu đồng/lượng
- Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: Đoạn ngầm vẫn vướng giải phóng mặt bằng
- Hà Đông: Cháy quán cà phê lúc rạng sáng, 1 phụ nữ tử vong
- Để không phải “giải cứu” nông sản