Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cô gái 25 tuổi ở Đà Nẵng bị bị đột quỵ não cấp may mắn được cấp cứu thành công

Kinhtedothi- Ngày 2/4, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết vừa điều trị cấp cứu thành công nữ bệnh nhân Trần Thị T.T. (SN 1996, ngụ phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) bị đột quỵ não cấp.
Trước đó, lúc 16h30 ngày 29/3, chị  T. đang đi làm thì đột ngột mệt, nói khó, yếu tay chân phải. Ngay sau đó, bệnh nhân được Trung tâm cấp cứu 115 chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng lúc 17h30 cùng ngày. Tại khoa cấp cứu ghi nhận bệnh nhân diễn tiến nặng hơn với rối loạn tri giác, liệt nửa người phải.
Ngay lập tức, quy trình cấp cứu đột quỵ cấp được kích hoạt, các bác sĩ trong ekip Cấp cứu, Đột quỵ, Chẩn đoán hình ảnh được báo động. Bệnh nhân nhanh chóng được chụp CTscan sọ não và sử dụng thuốc tiêu huyết khối trong vòng chưa đầy 30 phút kể từ lúc nhập viện.
Hình ảnh chụp CTA mạch máu não sau đó ghi nhận có tổn thương hẹp nặng gốc động mạch cảnh trong trái và tắc hoàn toàn động mạch não giữa trái. Bệnh nhân được khẩn trương đưa đến phòng DSA. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành can thiệp nội mạch, nong và đặt stent vào gốc động mạch cảnh trong bên trái. Đồng thời lấy thành công huyết khối ở vị trí động mạch não giữa trái.
Bệnh nhân T. đã hồi phục gần như hoàn toàn. 
BS.CKII Dương Quang Hải, Phó trưởng khoa Đột quỵ - Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, sau can thiệp, tình trạng tri giác bệnh nhân cải thiện nhanh, sức cơ bệnh nhân phục hồi dần. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tại khoa Đột quỵ và xuất viện sau 5 ngày điều trị trong tình trạng tỉnh táo hoàn toàn, yếu kín đáo nửa người phải.
Bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn, tuy nhiên vẫn cần được tái khám định kì để các bác sĩ theo dõi và đánh giá thường xuyên.
Theo bác sĩ Hải, với bệnh nhân T., thời gian từ khi khởi phát đến khi khởi trị là 1 tiếng, đó là khoảng thời gian vàng của điều trị đột quỵ não cấp. Hơn nữa, nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong ekip, và áp dụng thực hiện các kỹ thuật cao nên bệnh nhân hồi phục nhanh, thoát khỏi nguy kịch.
Bác sĩ Hải khuyến cáo, khi có các dấu hiệu của đột quỵ cấp như: méo miệng, yếu liệt tay chân, nói khó, mất thăng bằng, người thân nên gọi Trung tâm cấp cứu 115 và đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng, không nên vì bất cứ lí do gì làm trì hoãn thời gian bệnh nhân được đưa đến bệnh viện. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân đột quỵ có nguy cơ tử vong hoặc tàn phế rất cao.
“Người dân cần tư vấn về bệnh lý đột quỵ có thể gọi đến số khoa Đột quỵ - bệnh viện Đà Nẵng: 0898244555 hoặc gửi tin nhắn vào Fanpage: Khoa đột quỵ - bệnh viện Đà Nẵng để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra”, bác sĩ Hải cho hay.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi nỗ lực kiểm soát dịch tả lợn châu Phi

Quảng Ngãi nỗ lực kiểm soát dịch tả lợn châu Phi

13 Jul, 09:57 AM

Kinhtedothi- Dịch tả lợn châu Phi không chỉ đang bùng phát nhanh tại nhiều địa phương ở Quảng Ngãi mà còn được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ lan rộng trên toàn tỉnh.

Phú Thọ: 11 xã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, hơn 34 tấn lợn buộc phải tiêu hủy

Phú Thọ: 11 xã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, hơn 34 tấn lợn buộc phải tiêu hủy

13 Jul, 09:56 AM

Kinhtedothi - Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ) cho biết, từ ngày 1 đến 11/7, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 27 thôn thuộc 11 xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, khiến 538 con lợn với tổng trọng lượng hơn 34,5 tấn buộc phải tiêu hủy, hiện còn 8 ổ dịch chưa qua 21 ngày.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ