Cô gái có nhiều ước mơ

Nguyễn Trung Hợi
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sinh ra và lớn lên miền quê địa linh nhân kiệt xứ Thanh, Lê Hương Huệ thuở nhỏ rất đam mê ca hát, có lẽ cô được thừa hưởng cái chất nghệ sĩ dòng họ có nhiều người biết chơi các loại nhạc cụ như sáo, đàn, nhị và violon.

Đặc biệt thân phụ của Huệ năm nay đã ngoài tám mươi tuổi nhưng ngày nào cũng chơi đàn, đi đâu cũng mang theo những chiếc nhạc cụ, dừng lại là chơi. 

Từ nhỏ Lê Hương Huệ thường theo mẹ đến cơ quan là nhà máy thuốc lá Thanh Hóa để xem văn nghệ, những làn điệu dân ca đã ngấm vào tâm hồn cô bé nhỏ xinh từ lúc nào, khoảng 4 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo, Huệ còn nhớ là được biểu diễn tại cơ quan mẹ rất hồn nhiên, bác Giám đốc nhà máy lên tặng hoa mà Huệ không nhận bởi vừa cầm hoa vừa múa hát không làm được, đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong thời thơ ấu của Hương Huệ.

 Lê Lương Huệ - cô gái sinh ra ở mảnh đất xứ Thanh, sở hữu giọng hát mê đắm lòng người

 Rồi khi lớn lên, những mơ ước cũng lớn dần theo năm tháng, Lê Hương Huệ quyết tâm thi vào đại học văn hóa, được trúng tuyển mà còn được học bổng nữa nên Huệ rất vui ,nhưng không niềm vui nào bằng đó là được ca hát, được lên sân khấu để thoả niềm đam mê nghệ thuật. 

Học xong Đại học văn hóa, Lê Hương Huệ làm việc ở Đại học quốc gia Hà Nội, hoạt động tích cực các phong trào nhất là văn hóa văn nghệ để được hát, được trau dồi khả năng ca hát của mình, những cuộc thi ca hát ở trường Hương Huệ đã dành được nhiều giải cao. 

Thời gian công tác ở Đại học quốc gia Hà Nội, Huệ tiếp tục học và nhận bằng thạc sĩ rồi học tiếp tiến sĩ văn hóa , mọi mơ ước như trong tầm tay, đang học tiến sĩ thì được tin có cuộc thi tiếng hát Việt Nam - ASEAN tổ chức tại thủ đô Vientans Lào, Hương Huệ là người đăng ký tham gia sau cùng, vượt qua vòng loại rồi tiến sâu vào vòng chung kết, với ca khúc "Làng quan họ quê tôi" của cố nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo phổ thơ Phan Hách. 

Chính ca khúc này Hương Huệ rất mê từ bé với giọng hát của NSND Thanh Hoa

Đêm chung kết tiếng hát Việt Nam - ASEAN kết thúc, Lê Hương Huệ cô bé nhỏ ngày nào giờ được xưng danh với giải nhì cuộc thi, Huệ xúc động rơi nước mắt, giọng hát ngọt ngào sâu lắng đã làm rung động con tim hàng ngàn khán giả, những tràng vỗ tay không ngớt cổ vũ cho cô gái Việt Nam Lê Hương Huệ đầy niềm tự hào và kiêu hãnh trên sân khấu lớn của khu vực. 

Niềm đam mê ca hát của Hương Huệ được sự cổ vũ, giúp đỡ, động viên và khích lệ của cố nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, NSND Thanh Hoa, tình cảm yêu mến chân thành đã chấp cánh cho tiến sĩ Hương Huệ một niềm tin và sức mạnh để rồi năm 2018 cuộc thi tiếng hát "Tôi yêu tiếng nước tôi" được tổ chức tại Cộng Hòa Séc với 13 nước tham gia. 

Một lần nữa Lê Hương Huệ lại thăng hoa và đạt giải nhì cuộc thi ,giọng hát trong trẻo ngọt ngào với ca khúc "Khúc hát sông quê" của cố nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo lại được vinh danh, tuy là tiếng hát nghiệp dư, không được đào tạo bài bản về thanh nhạc, nhưng tài năng và đam mê ca hát đã làm nên một thương hiệu Hương Huệ, cô tiến sĩ xinh đẹp Đại học quốc gia Hà Nội lấp lánh những ước mơ và hoài bão cả việc học hành cũng như ca hát.

Với Lê Hương Huệ, rời mảnh đất xứ Thanh yêu quý ra Thủ đô Hà Nội học tập và lập nghiệp, cô gái nhỏ nhắn xinh xắn nhưng rất mạnh mẽ, thân gái dặm trường, hình như những ước mơ và đam mê của Hương Huệ, khát khao cháy bỏng đưa tiếng hát của mình đến với công chúng làm cho Huệ trẻ mãi, công việc học hành rồi đắm mình vô tư với âm nhạc, lúc nào cũng hồn nhiên, lớn tuổi rồi mà cứ như thiếu nữ, Lê Hương Huệ một nghị lực phi thường để vươn lên trong cuộc sống bằng khả năng lao động của mình, ước mơ đã hóa thành trái ngọt hoa thơm để Huệ dáng vóc tươi trẻ thách thức với thời gian. 

Tôi gặp Hương Huệ khi cô hát trên sân khấu đêm nhạc Nguyễn Trọng Tạo tại Nghệ An, sau đó một ngày đầu Xuân 2019 ở Hà Nội, nét Thanh tú và duyên dáng ấy ngoài đời cũng như khi trang phục lên sân khấu của Huệ trông thật dễ thương, cô gái xứ Thanh gần gũi, thân thiện, dịu dàng và cởi mở với ánh mắt sáng đẹp đầy ước mơ trong cuộc sống. Hương Huệ rất hạnh phúc vì có người bố tuy tuổi cao nhưng rất lãng mạn, cụ thường đi xe máy từ Thanh Hóa ra Hà Nội thăm con gái, bởi Huệ cũng luống tuổi rồi mà chưa lập gia đình nên bố rất thương, mỗi lần ra là hai bố con cùng hát, góp ý cho Huệ từng câu từng chữ. 

Nghe nhiều ca khúc Hương Huệ thế hiện trong đó tôi cũng rất thích bài "Tình biên cương" của cố nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và "Về hội Lim" của nhạc sĩ Lê Minh... Có nhiều bài hát ở những thể loại khách nhau, những ca sĩ thành danh đã thành huyền thoại ở nhiều thế hệ, nhưng khi nghe Hương Huệ hát tôi lại thấy như mới mẻ và được trau truốt hơn cùng với phong thái biểu diễn rất duyên dáng cho từng ca khúc. 

Huệ hát bài nào cũng cháy bỏng đam mê, những ấp ủ ra mắt CD đầu tiên chào Xuân mới để dành tặng cho những người thân yêu, bè bạn và khán giả yêu mến giọng hát của Hương Huệ.

Chất giọng ngọt ngào, trong trẻo sâu lắng và đầy nội lực của Hương Huệ trong từng giai điệu của bài hát về tình đất, tình quê, tình người thật là hiếm. 

Huệ tâm sự, mình cứ ước mơ và có ai đánh thuế đâu mà mình không ước, kể cả ước sao để có một bờ vai cũng vậy. 

Những dự định sắp tới của Lê  Hương Huệ chắc sẽ thành sự thật một ngày không xa, cô bé xứ Thanh với bao mơ ước, trong đó cái mơ ước nhỏ nhoi mà cũng lớn lao đó là tìm một nửa còn lại cho mình vẫn xa xăm, hy vọng món ăn tinh thần ra đời có thể cô gái quê choa xứ Thanh sẽ lừa được một chàng nào đó để hoàn thành nốt sự mong mỏi của bố mẹ với cái dự án "chống lầy" mà đang nằm trong chuỗi mơ ước và ước mơ của cô bé xinh đẹp tài năng Lê Hương Huệ. 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần