Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Có thể xảy ra những phản ứng nào sau tiêm vaccine Covid-19?

Kinhtedothi - Ngày 8/3, Bộ Y tế sẽ tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19, trước mắt, chọn các điểm tiêm ở Hải Dương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Các chuyên gia nhận định, tương tự nhiều vaccine khác, vaccine Covid-19 đưa vào cơ thể có thể gây phản ứng sau tiêm, tuy nhiên đến nay chưa ghi nhận phản ứng nghiêm trọng nào.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế đã phân công 3 Thứ trưởng chỉ đạo 3 điểm tiêm tại Hải Dương, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, do đây là lần đầu tiêm vacicne Covid-19 cho người lớn ở quy mô rộng. Bộ trưởng nhấn mạnh, thời gian đầu thực hiện tiêm vaccine, Việt Nam triển khai thận trọng, đảm bảo giám sát, theo dõi, đánh giá, trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm tiêm trên diện rộng hơn trong thời gian ngắn nhất có thể.

Được biết, buổi tiêm dự kiến sẽ có sự tham gia của có các tổ chức quốc tế và cơ quan truyền thông quốc tế.
 Nhân viên y tế sẽ tư vấn, khám sàng lọc trước khi tiêm cho người dân

Đề cập đến phản ứng của vaccine này, các chuyên gia dịch tễ nhận định, tương tự nhiều vaccine khác, vaccine Covid-19 đưa vào cơ thể có thể gây sốc, phản ứng muộn xảy ra sau tiêm.

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Phó trưởng Ban Điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng cho biết, vaccine của AstraZeneca sản xuất (loại chuẩn bị được tiêm tại Việt Nam) được WHO chấp nhận sử dụng cho trường hợp khẩn cấp. Đến nay, vaccine này được triển khai tại 25 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Vaccine AstraZeneca được đóng lọ dạng dung dịch, 10 liều, tiêm 0,5 ml, điều kiện bảo quản thường quy từ 2 đến 8 độ C. Vaccine có hạn sử dụng 6-8 tháng sản xuất. Lịch tiêm gồm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 12 tuần.

AstraZeneca chỉ định tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên. Với phụ nữ mang thai, lợi ích của vaccine vượt trội so với nguy cơ của bà mẹ và thai nhi. Nhóm có bệnh nền và người trên 65 tuổi được khuyến cáo tiêm vaccine vì có nguy cơ mắc bệnh. Phụ nữ cho con bú tiêm vaccine cũng không cần ngưng cho con bú.

Người HIV cũng được tiêm. Người từng mắc Covid-19 được tiêm sau 6 tháng khỏi bệnh. Người điều trị kháng thể kháng Covid-19 được tiêm vaccine sau 90 ngày.

Về phản ứng thông thường, PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết, theo các số liệu trên thế giới, khoảng 10% trường hợp tiêm có phản ứng ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt nhẹ và sốt trên 38 độ C, ớn lạnh, đôi khi rét run, nóng tại vị trí tiêm. 10% trường hợp có phản ứng sưng, đỏ tại vị trí tiêm. "Như nhiều vaccine khác, vaccine Covid-19 đưa vào cơ thể có thể xảy ra phản ứng sốc, phản ứng muộn sau tiêm. Đến nay, chúng tôi chưa ghi nhận số liệu của WHO một cách đầy đủ vì đây là vaccine mới. Một số nước cũng triển khai song song Việt Nam. Hiện chưa có bằng chứng nào liên quan phản ứng nghiêm trọng được ghi nhận tại các quốc gia khác có liên quan vaccine Covid-19", PGS.TS Hồng nói.

Cục Y tế Dự phòng cũng yêu cầu dự án TCMR Quốc gia xây dựng kế hoạch, tài liệu tập huấn về tiêm chủng vaccine Covid-19, theo dõi sự cố bất lợi sau tiêm chủng cho cán bộ y tế trước khi triển khai tiêm chủng.

Sở Y tế tỉnh, TP phải xây dựng kế hoạch sử dụng vaccine Covid-19 tại địa phương trình UBND tỉnh, TP phê duyệt, trên cơ sở kế hoạch của Bộ Y tế. Thời gian thực hiện là trong vòng 7 ngày sau khi Bộ Y tế ban hành Kế hoạch tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vaccine phòng Covid-19.

Trước khi tiêm, các đơn vị cần đảm bảo không quá 100 trường hợp ở mỗi điểm tiêm chủng và mỗi buổi tiêm. Sắp xếp vị trí điểm tiêm chủng theo quy tắc một chiều, đảm bảo khoảng cách giữa các bàn/vị trí tiêm chủng, đối tượng. Nhân viên y tế thực hiện sàng lọc Covid-19 trước khi đối tượng đến tiêm chủng và trước buổi tiêm, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị dây chuyền lạnh, dụng cụ tiêm chủng, vaccine.

Cục Y tế Dự phòng lưu ý các đơn vị tuyệt đối không tiêm chủng với trường hợp có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vaccine Covid-19 trước đó sẽ không tiêm liều thứ hai. Ngoài ra, tạm hoãn tiêm với các trường hợp đang mắc bệnh mạn tính, bệnh nhiễm trùng hãy mạn tính tiến triển. Những người đang mắc bệnh Covid-19 được xét nghiệm chẩn đoán bằng phương pháp PCR cũng nên hoãn tiêm, chỉ định tiêm sau 6 tháng khỏi bệnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ