Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

“Con đường tơ lụa” và Dòng chảy Phương Bắc 2 đang đưa châu Âu rời xa người Mỹ

Nguyễn Phương (Theo Sputnik)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các cường quốc châu Âu đang tìm kiếm sự độc lập từ cả Washington và Brussels, nhà báo người Italia Daniele Pozzati nói với tờ Sputnik.

Italia “bắt tay” Trung Quốc, tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường
Phát biểu trên tờ Sputnik của Nga, nhà báo Daniele Pozzati phân tích: "Với quyết định tham gia dự án Một vành đai - Một con đường (OBOR) của Trung Quốc, chính phủ Italia muốn nắm bắt những cơ hội thuận lợi từ dự án này để phát triển kinh tế”.
Trung Quốc và Italia vừa ký một biên bản ghi nhớ cùng hỗ trợ dự án Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Bắc Kinh. 
Trước đó, hôm 23/3, Trung Quốc và Italia đã ký một biên bản ghi nhớ cùng hỗ trợ sáng kiến ​​Con đường tơ lụa mới của Bắc Kinh nhằm liên kết châu Á với châu Phi và châu Âu.
Italia đã phá vỡ mọi lời chỉ trích bằng cách trở thành quốc gia Tây Âu đầu tiên và thuộc nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) tham gia vào dự án Sáng kiến Vành đai - Còn đường, bất chấp những áp lực từ Mỹ.
Trả lời câu hỏi vì sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lựa chọn việc thuyết phục Italia - quốc gia đầu tiên trong nhóm G7, tham gia dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhà báo Pozzati cho rằng, đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, TP cảng Venice của Italia đóng vai trò chiến lược cho kế hoạch của Bắc Kinh, không thua gì "cửa ngõ vào châu Âu".
Tuy nhiên, nhà báo nói thêm rằng, về kim ngạch thương mại song phương, Italia vẫn xếp sau các đối tác châu Âu khác của Bắc Kinh.
Theo số liệu mới nhất, xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc năm 2018 đạt giá trị tới 95 tỷ euro. Con số này gấp gần 5 lần so với kim ngạch xuất khẩu của Italia. Trong khi đó, hợp đồng giữa nhà sản xuất máy bay Airbus của Pháp với Trung Quốc đạt trị giá 30 tỷ euro, gần bằng toàn bộ kim ngạch thương mại song phương Italia - Trung Quốc trong năm 2018.
Bên cạnh đó, Chính phủ Italia đặt nhiều kỳ vọng vào nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng.
"Bên cạnh việc tăng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, chính quyền Rome cũng muốn thu hút vốn đầu tư từ Bắc Kinh, đặc biệt là các khoản đầu tư mà Chính phủ Italia gọi là đầu tư vào lĩnh vực xanh, bao gồm mạng 5G", ông Pozzati lưu ý.
Song, những lĩnh vực trên cũng chưa phải là lý do chính để Italia quyết định hỗ trợ dự án của Trung Quốc. Theo các nhà quan sát quốc tế, "Con đường tơ lụa mới” là một cơ hội lịch sử cho các cảng biển của Italia, đặc biệt là cảng Venice, để giành lại “vị trí trung tâm của các tuyến thương mại hàng hải của thế giới".
Nhà báo cũng nhấn mạnh: "Điều mà người Italia gọi là 'Con đường tơ lụa mới' sẽ cho phép Rome đẩy mạnh lợi ích kinh doanh của mình với Trung Quốc một cách tự chủ hơn, không phải phụ thuộc vào sự phối hợp của EU”. 
Đức cam kết đẩy mạnh việc thực hiện dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga bất chấp Mỹ phản đối.
Các nước châu Âu tìm đến Nga và Trung Quốc
Trên thực tế, chính quyền Mỹ đã thể hiện sự không hài lòng với ý định “bắt tay” Trung Quốc của Italia. Trước đó, hôm 10/3, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Garrett Marquis đã cảnh báo Rome không nên tham gia dự án Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.
Viết trên trang Twitter, người phát ngôn Garrett Marquis cho biết: "Italia là một nền kinh tế lớn trên thế giới và là điểm đến đầu tư tuyệt vời. Vì vậy, Chính phủ Italia không cần hỗ trợ từ một dự án cơ sở hạ tầng phù phiếm của Trung Quốc".
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Italia Matteo Salvini đã cảnh báo chống lại quan điểm địa chính trị trong việc tham gia dự án Sáng kiến Vành đai - Con đường của Trung Quốc.
Trước khi Italia tham gia dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc, Đức - một cường quốc kinh tế của châu Âu, cũng bất đồng với Mỹ trong việc thực hiện dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi giữa tháng này đã đề xuất Washington có thể áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với các DN châu Âu, đặc biệt là Đức, tham gia dự án dấn khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, Berlin đã làm ngơ trước những cảnh báo của Washington, đồng thời cam kết đẩy mạnh việc thực hiện dự án Dòng chảy Phương Bắc 2.
Điều này liệu có phải là các quốc gia thành viên EU đang trở nên độc lập hơn với Washington? "Đó là một thực tế rằng khẩu hiệu" Nước Mỹ trước tiên "của Tổng thống Donald Trump đã làm xói mòn lòng tin của nhiều nước châu Âu", nhà báo Pozzati giải thích thêm.
"Việc chính quyền Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran, đã buộc các nước châu Âu phải đi theo con đường riêng của họ. Trong thời điểm hiện tại, chúng ta đang chứng kiến ​​một loạt sự kiện, gồm: Thỏa thuận hạt nhân Iran, Dòng chảy Phương Bắc 2, Sáng kiến Vành đai - Con đường của Trung Quốc - cho thấy một số nước châu Âu đang thực sự trở nên độc lập hơn với Mỹ", ông Pozzati khẳng định.