Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Công bố điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

Kinhtedothi - Ngày 1/10, tại TP Hồ Chí Minh, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Cục Hàng không Việt Nam đã phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh công bố điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất.
Một góc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Liên quan tới việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 31/8/2018, Bộ GTVT đã có Quyết định số 1942/QĐ-BGTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết CHKQT Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất với tổng diện tích đất được quy hoạch điều chỉnh là 791ha (không bao gồm diện tích đất quốc phòng trực tiếp quản lý), trong đó diện tích cảng hiện hữu là 545ha; diện tích đất quốc phòng đã tạm bàn giao làm sân đỗ gần 20ha; diện tích đất quốc phòng liên danh với hàng không dân dụng hơn 18ha; diện tích đất quy hoạch bổ sung phía Nam hơn 35ha; diện tích đất bổ sung phía Bắc hơn 171ha.
Để đạt công suất 50 triệu HK/năm, ngoài cải tạo, mở rộng 2 nhà ga hiện hữu (T1 và T2) nâng công suất lên 30 triệu HK/năm cần xây thêm một nhà ga mới (T3) công suất 20 triệu HK/năm. Bên cạnh đó cũng bổ sung 3 đường lăn song song, 5 đường lăn thoát nhanh, bổ sung sân đỗ máy bay trước nhà ga mới (T3) và sân đổ phía Nam đáp ứng 56 vị trí, nâng tổng sân đổ lên 106 vị trí…
Bổ sung sân đỗ máy bay trước nhà ga hành khách T3 và sân đỗ phía Tây Nam đáp ứng 56 vị trí, nâng tổng số vị trí đỗ lên 106. Quy hoạch sân đỗ máy bay trước nhà ga hàng hóa, khu dịch vụ hàng không khu vực phía Bắc đáp ứng nhu cầu khai thác.
Về nhà ga: Sử dụng hệ thống nhà ga hành khách T1 và T2 hiện hữu. Đồng thời cải tạo, mở rộng công suất đạt khoảng 30 triệu khách/năm. Quy hoạch bổ sung nhà ga hành khách T3 ở phía Nam với đáp ứng công suất 20 triệu khách/năm để nâng công suất của toàn cảng đạt 50 triệu khách/năm.
Đối với khu dịch vụ kỹ thuật phía Bắc như ga hàng hóa, khu xử lý logistics: Sử dụng hệ thống nhà ga hàng hóa hiện hữu và bổ sung thêm nhà ga hàng hóa, khu hàng hóa và khu xử lý logistic hàng không khu vực phía Bắc trên diện tích hơn 20ha, trong đó xây dựng nhà ga hàng hóa với công suất khoảng 370.000 tấn hàng hóa/năm, nâng tổng công suất toàn cảng đạt khoảng 1 triệu tấn/năm.
Bộ GTVT đề xuất tổ chức công bố danh mục để kêu gọi xã hội hóa đầu tư theo hình thức doanh nghiệp trực tiếp đầu tư còn với hệ thống giao thông đối ngoại, hệ thống thoát nước ngoài Cảng, hồ điều hòa kết hợp công viên cây xanh ở phía Bắc, phương án và nguồn vốn đầu tư dự kiến sẽ do UBND TP Hồ Chí Minh sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng nghiên cứu, đầu tư xây dựng để đảm bảo thống nhất, đồng bộ và thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

07 Jul, 06:13 AM

Kinhtedothi - Ngày 7/7, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt tăng khi Trung Quốc hành động để hạn chế tình trạng dư thừa công suất công nghiệp.

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

07 Jul, 06:12 AM

Kinhtedothi - Giá đồng tại London đã tăng gần mức cao nhất trong năm nay, khi các thương nhân đẩy mạnh mua vào giữa bối cảnh nguồn cung cạn kiệt do lượng lớn kim loại được chuyển sang Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế.

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

06 Jul, 07:00 AM

Kinhtedothi - Dù đang chịu áp lực từ dư cung và chi phí sản xuất cao, ngành xi măng Việt Nam tiếp tục cho thấy sức bật khi tiêu thụ dự kiến tăng 2 – 3% trong năm 2025, lên mức 95 – 100 triệu tấn. Không chỉ là hiệu ứng từ đầu tư công, lực đẩy còn đến từ xu hướng đổi mới xanh, tín dụng ưu đãi, cải tiến công nghệ đón đầu bước ngoặt bứt phá trong nửa cuối năm.

Áp lực với nhà thầu, người dân

Áp lực với nhà thầu, người dân

04 Jul, 06:54 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu xây dựng (VLXD) tại Hà Nội đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực nội thành, ven đô và ngoại thành. Tình trạng này đang gây ra những tác động lớn tới công tác lập dự toán công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, hiệu quả đầu tư và cả người dân, những người phải gánh chi phí xây dựng ngày một tăng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ