Công bố đồ án điều chỉnh mặt bằng tuyến cho phần đi ngầm và tổng mặt bằng ga C5

Gia Tuấn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 5/5, Sở QH&KT Hà Nội phối hợp với Ban quản lý đường sắt đô thị tổ chức công bố và bàn giao đồ án điều chỉnh cục bộ mặt bằng tuyến cho phần đi ngầm (đoạn từ KM4 + 778,321 đến KM5+870,670) tỷ lệ 1/500 và tổng mặt bằng ga ngầm C5 thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 2 - Đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

Ông Ngô Quý Tuấn - Phó giám đốc Sở QH&KT bàn giao hồ sơ phần đi ngầm và 

 tổng mặt bằng ga C5 cho các đơn vị liên quan.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Ngô Quý Tuấn - Phó giám đốc Sở QH&KT cho biết, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 2 (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) có tổng chiều dài 11,5km gồm 3 ga trên cao và 7 ga ngầm. Đây là tuyến đường sắt đô thị quan trọng nằm trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết vấn đề ách tắc giao thông của Hà Nội, cung cấp dịch vụ vận tải công cộng tiên tiến, thuận tiện cho người dân.
Ngày 17/3/2017, UBND TP Hà Nội đã có quyết định số 1773/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh cục bộ mặt bằng cho phần đi ngầm (đoạn từ KM4 + 778,321 đến KM5+870,670) tỷ lệ 1/500 và tổng mặt bằng ga ngầm C5 thuộc dự án. Trên cơ sở đó, Sở QH&KT cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức lễ công bố điều chỉnh mặt bằng tuyến cho phần đi ngầm tỷ lệ 1/500 và tổng mặt bằng ga C5.

Theo ông Hồ Thanh Sơn - Phụ trách ban quản lý dự án 2 (Ban Quản lý đường sắt Đô thị Hà Nội), trong thời gian qua, được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo UBND TP Hà Nội, Sở QH&KT với các cấp chính quyền, cơ quan liên quan dự án đã có những tiến triển quan trọng. UBND TP Hà Nội đã thông qua các cơ sở pháp lý quan trọng. Cụ thể, Quyết định số 2297/QĐ-UBND ngày 28/3/2013 phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng tuyến cho phần đi ngầm; Quyết định 1910/QĐ-UBND ngày 11/4/2014 phê duyệt Quy hoạch Tổng mặt bằng 3 ga ngầm C4, C7,C8...
Trên cơ sở đó, Ban và TVC (đơn vị tư vấn thực hiện dự án) đã nghiên cứu triển khai quy hoạch chi tiết 1/500 điều chỉnh cục bộ mặt bằng tuyến cho phần đi ngầm và các ga ngầm còn lại trên nguyên tắc nghiên cứu sâu, hạn chế thấp nhất khả năng tác động của dự án tới các khu vực xung quanh, giảm thiểu GPMB nhà dân, trong khi vẫn đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn của trình.
“Trong giai đoạn tiếp theo của dự án, Ban quản lý đường sắt Đô thị Hà Nội hi vọng tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đặc biệt trong vấn đề quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng các công trình trong hành lang an toàn của ga và tuyến, trong vấn đề bồi thường và tái định cư giải phóng mặt bằng xây dựng các ga”, ông Sơn cho biết.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần