Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cộng đồng mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay H&M

Kinhtedothi - 3 ngày qua, cộng đồng mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay thương hiệu thời trang H&M sau khi thương hiệu này sửa đổi lại bản đồ từ không có đường lưỡi bò sang có đường lưỡi bò phi pháp theo yêu cầu của Trung Quốc.
Cư dân mạng Việt Nam phản đối H&M.

Hành động của H&M nhanh chóng khiến cộng đồng mạng Việt Nam phẫn nộ. Trên trang fanpage H&M Việt Nam, nhiều người dùng kêu gọi tẩy chay hãng thời trang Thụy Điển này sau thông tin thay đổi bản đồ online theo yêu cầu của Trung Quốc. Đặc biệt, trên mạng xã hội Facebook ngày 3/4 đã thành lập nhóm "Tẩy chay H&M"
Nhiều người cho rằng, bản đồ Trung Quốc chứa đường lưỡi bò là bản đồ không hợp pháp, chưa được thế giới công nhận. Việc H&M đăng tải đường lưỡi bò chính là một trong những hành vi phi lý, không trung lập.
"Sao thương hiệu quốc tế lại đi ủng hộ đường lưỡi bò, trong khi các nước lớn trên thế giới còn đang lên án chính sách bành trướng trên biển Đông của Trung Quốc..." - tài khoản Gia Phát bày tỏ quan điểm.
"Một thương hiệu lớn nhưng không biết phân biệt phải trái đúng sai. Nếu không đính chính lại thông tin, xin mời rời khỏi Việt Nam, đừng kinh doanh trên một đất nước mà bạn không tôn trọng chủ quyền" - tài khoản Tuan Phi Luong khẳng định.
Trước phản ứng từ cộng đồng mạng, H&M vẫn chưa có phản hồi về vấn đề này.
Cửa hàng thời trang H&M tại Việt Nam

Được biết, đường lưỡi bò, chữ U hay đứt đoạn... đều là cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích của Biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung Quốc (Quốc Dân đảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt 2 đoạn trong vịnh Bắc Bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn). Đường lưỡi bò này đã bị Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) bác bỏ trong phán quyết năm 2016.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá heo hơi hôm nay 5/7: đi ngang tại cả ba miền

Giá heo hơi hôm nay 5/7: đi ngang tại cả ba miền

05 Jul, 06:22 AM

Kinhtedothi - Ghi nhận giá heo hơi hôm nay 5/7 tạm chững lại trên cả trước, không có địa phương nào điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hôm qua, dao động trong khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 5/7: giao dịch lúa khô chậm

Giá lúa gạo hôm nay 5/7: giao dịch lúa khô chậm

05 Jul, 06:21 AM

Kinhtedothi - Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay 5/7 tại thị trường trong nước ít biến động. Thị trường lượng ít, gạo các loại trong nước và xuất khẩu bình ổn, lúa chững giá.

Giá lúa gạo hôm nay 4/7: lúa tươi tiếp đà tăng

Giá lúa gạo hôm nay 4/7: lúa tươi tiếp đà tăng

04 Jul, 07:10 AM

Kinhtedothi - Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay 4/7 tại thị trường trong nước điều chỉnh tăng nhẹ 100 đồng/kg với mặt hàng lúa. Thị trường giao dịch gạo khởi sắc, kho mua đều.

Hoàn thiện khung pháp lý về định danh điện tử đối với livestream bán hàng

Hoàn thiện khung pháp lý về định danh điện tử đối với livestream bán hàng

03 Jul, 07:50 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã làm rõ hơn quy định về chuyển trách nhiệm kê khai và nộp thuế từ hàng triệu cá nhân kinh doanh sang các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử và các tổ chức cung cấp nền tảng số có chức năng hỗ trợ thanh toán.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ