Wednesday, 08:48 27/09/2017
Công nghệ thông minh “giải cứu” giao thông
Kinhtedothi - Song song với quá trình nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông, việc phát triển giao thông thông minh (Intelligent Transport Systems - ITS) trở thành xu thế toàn cầu.
Giới chuyên gia đồng quan điểm khi nhận định, phải dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để mục tiêu giảm 50% số người chết vì TNGT vào năm 2020 của Việt Nam thành hiện thực.Kinh nghiệm từ các nướcỨng dụng công nghệ ITS là hướng phát triển bền vững của nhiều nước trên thế giới nhằm tối ưu chi phí và đạt hiệu quả lớn nhất cho toàn bộ hệ thống. Trước vấn nạn báo động về tình hình giao thông, Chính phủ Nhật Bản đã kịp thời có những thay đổi mang tính cách mạng. Trong đó đặc biệt quan tâm đến hệ thống ITS. Ông Takagi Michimasa - Tư vấn Trưởng dự án ATGT của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết: “Để giảm được 5 người tử vong vì TNGT/100.000 người, chúng tôi đã phải mất 50 năm để thực hiện các giải pháp đồng bộ. Trong đó phải có ngân sách quốc gia dự trữ thường xuyên để đầu tư cho hạ tầng giao thông, xây dựng văn hóa giao thông và ứng dụng hài hoà hệ thống công nghệ ITS như dịch vụ thông tin giao thông ATIS, AVS, CVO…”.
Giám sát các phương tiện giao thông tại Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải |
ITS Hà Nội được FPT đề xuất đáp ứng 10 chức năng chính: Hệ thống thông tin giao thông phục vụ người tham gia giao thông và cơ quan quản lý Nhà nước; Hệ thống quản lý về điều kiện kinh doanh và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Hệ thống quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Hệ thống điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu; Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm bằng hình ảnh; Hệ thống an ninh thông minh; Hệ thống quản lý, giám sát ô nhiễm môi trường giao thông; Hệ thống phần mềm chỉ huy - điều hành ITS; Hệ thống bảo mật, an toàn dữ liệu. |