Công tác đối ngoại địa phương đóng góp tích cực vào phát triển đất nước

Tin và ảnh: Tú Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19 diễn ra sáng 12/8.

Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19 với chủ đề “Chủ động, sáng tạo, phục vụ hội nhập hiệu quả và phát triển bền vững” đã diễn ra nhằm điểm lại kết quả triển khai công tác đối ngoại địa phương trên tất cả lĩnh vực kể từ Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18 năm 2016 đến nay cũng như thảo luận các phương hướng nhiệm vụ triển khai trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu khai mạc Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, kể từ Hội nghị Ngoại vụ 18 đến nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Dù vậy, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước và sự thống nhất, phối hợp từ T.Ư đến tất cả các địa phương trong cả nước, công tác đối ngoại được triển khai đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, giữ vững nâng cao vị thế của Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới…
Diễn ra trong cả ngày 12/8, Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19 bao gồm 3 phiên làm việc. Bên cạnh Phiên khai mạc, Hội nghị sẽ tập trung bàn thảo và triển khai Công tác đối ngoại phục vụ phát triển bền vững, Công tác chuyên môn và kiện toàn tổ chức bộ máy Cơ quan ngoại vụ địa phương và Công tác khen thưởng đối với địa phương.
“Trong thành tựu chung đó, có dấu ấn quan trọng của đối ngoại địa phương và công sức to lớn của đội ngũ anh chị em làm công tác đối ngoại địa phương. Công tác đối ngoại địa phương đã được triển khai chủ động, tích cực, có trọng tâm, trọng điểm. Chúng ta đã mở rộng và khai thác hiệu quả các mối quan hệ với đối tác nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy thương mại, đầu tư, đóng góp thiết thực vào các mục tiêu phát triển của địa phương và cả nước", Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, tiến trình hội nhập quốc tế từ T.Ư tới địa phương cũng như T.Ư cũng còn đối mặt những hạn chế. Theo đó, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo hội nghị tập trung bàn thảo các định hướng sau:
Thứ nhất, cần quyết liệt đổi mới tư duy hội nhập quốc tế, hội nhập phải đi vào chiều sâu, bắt kịp tình hình và tốc độ hội nhập quốc tế, các lợi ích từ FTA, cuộc CMCN 4.0. Hội nhập quốc tế phải đi liền cải cácch môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thứ nhất, cần quyết liệt đổi mới tư duy hội nhập quốc tế, hội nhập phải đi vào chiều sâu, vừa “tư duy toàn cầu” để bắt kịp tình hình quốc tế và tốc độ hội nhập quốc tế của nước ta, các lợi ích, cam kết tại các Hiệp định thương mại tự do đa phương, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hỗ trợ phát triển bền vững của địa phương…
Thứ hai, cần tập trung cao độ để thực hiện tốt công tác hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính phủ đã có Nghị quyết 38 về thực hiện hội nhập quốc tế, thông qua chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Hội nghị T.Ư4, khóa XII và đã chỉ đạo các địa phương cần nhanh chóng cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hằng năm của mỗi địa phương.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị các địa phương cần đặt hàng cụ thể cho Bộ Ngoại giao, trực tiếp cho các đồng chí Trưởng Cơ quan đại diện; đề nghị các Đại sứ tư vấn địa phương về ngành nghề, thị trường “đúng đối tác, đúng ngành”, giúp các địa phương rút ngắn thời gian và nắm thông tin chất lượng, đáng tin cậy.
Thứ ba, ngoài việc khai thác lợi thế khác biệt và tiềm năng của mỗi địa phương, phải chăng đã đến lúc các địa phương cần xem xét lại, khắc phục tình trạng mỗi địa phương “tự độc lập tác chiến” để tiến tới cùng “chung tay”, cùng liên kết, phân công và hợp tác với các địa phương khác để phát huy lợi thế của từng vùng trong hợp tác cấp độ địa phương với các đối tác/doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ tư, làm tốt công tác thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài.