Cốt cách người Hà Nội

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giữa dòng chảy của dòng chảy của quá khứ, hiện tại và tương lai, Hà Nội đã biến chuyển không ngừng, trở thành đô thị sáng tạo, năng động bậc nhất khu vực.

Nhưng trong mạch nguồn của sự phát triển, Hà thành vẫn giữ được cái thanh, cái đẹp, khí chất hào hùng được hội tụ từ ngàn năm qua. Và sợi dây xuyên suốt, kết nối Thăng Long xưa – vùng đất của rồng thiêng, nơi hội tụ của những anh tài, tuấn kiệt và Hà Nội nay – Thủ đô của hòa bình, của trai thanh, gái lịch, sẵn lòng cống hiến chính là cốt cách của người Hà thành.

Tinh tế trong ứng xử, giao tiếp, xử lý các mối quan hệ một cách mềm mại, uyển chuyển; Trân trọng cái đẹp, tài hoa và lãng mạn trong từng áng thơ văn; Yêu quê hương đất nước, ưa chuộng hòa bình; Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh nhưng vô cùng nhân ái, khoan dung với kẻ địch; Khéo tay, hay làm, sáng tạo, thức thời và thực tế trong học tập, lao động, sản xuất... Dù là phác họa hay đặc tả, rất khó để nói hết về cốt cách, vốn được thu thập, thanh lọc, kết tinh ở đất kinh kỳ suốt cả ngàn năm lịch sử. Là vùng đất “bốn phương hội tụ”, Thăng Long - Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo nhân tài với sự xuất hiện những con người kiệt xuất đến từ nhiều địa phương khác nhau. Những tinh hoa văn hóa của mọi miền đất nước đã trở thành chất liệu rất riêng lắng đọng, kết tinh hài hòa thành khí chất tao nhã, thanh lịch, đa tài, đa nghệ của người Hà thành. Khí chất ấy, cốt cách ấy được kế thừa từ thời danh nhân Nguyễn Trãi, Lê Qúy Đôn, Nguyễn Du…, tiếp tục lan tỏa với các trí thức nổi danh gốc xứ Thanh, xứ Nghệ như GS sử học Phan Huy Lê, PGS Hoàng Đình Đức, GS Trần Vĩnh Diệu, nhạc sĩ Hồng Đăng…

Tiếp nối mạch nguồn lịch sử, ngày nay, những người Hà Nội gốc hay những người con của các vùng đất khác, miền quê khác đã sinh sống, học tập tại đây vẫn không ngừng hấp thu tinh hoa, kế thừa, lan tỏa và bồi đắp cốt cách của Thăng Long – Hà Nội.

 

 

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần