Covid-19 và kỳ thị, người Mỹ gốc Việt đang trông về nguồn cội?
Kinhtedothi - "Tôi cảm thấy ở đây (Việt Nam) an toàn hơn là trở về nhà ở Mỹ, vì đại dịch, và cũng vì tôi không phải lo lắng về việc hòa nhập hay màu da của tôi, cũng không bị phân biệt đối xử", Christina Bùi - một trong số những người Mỹ gốc Việt đang có cái nhìn khác về đất nước mà bố mẹ cô từng rời đi.
Tin liên quan
-
Việt Nam bảo hộ công dân trước nạn kỳ thị người gốc Á như thế nào?
- Vì đâu người gốc Á sục sôi biểu tình ở Mỹ?
- Liên Hợp quốc kêu gọi chấm dứt bạo lực và lạm dụng đối với người châu Á
6 năm trước, Christina Bùi, người sinh ra ở bang Virginia (Mỹ), trong một gia đình người Việt nhập cư, trở về Việt Nam để nhận một công việc tại TP Hồ Chí Minh. "Bố tôi đã phản ứng kiểu "sao cũng được", nhưng mẹ tôi thì rất giận, nói rằng "bố mẹ đã đến Mỹ để cho con một cuộc sống tốt hơn!", cô gái 28 tuổi nhớ lại.
Nhưng giữa những vụ bạo lực gần đây đối với người châu Á và người Mỹ gốc Phi, cùng với việc chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump bị đánh giá đã xử lý sai trong chống dịch Covid-19, Christina Bùi là một trong số những người Mỹ gốc Việt đang có cái nhìn khác về đất nước mà bố mẹ cô từng rời đi.
Đánh giá cao cách tiếp cận chủ động của Việt Nam đối với Covid-19, Christina Bùi chia sẻ với SCMP: "Tôi cảm thấy ở đây (Việt Nam) an toàn hơn là trở về nhà ở Mỹ, vì đại dịch và cũng vì tôi không phải lo lắng về việc hòa nhập hay màu da của tôi, cũng không bị phân biệt đối xử".Một nghiên cứu được công bố vào tháng 7 năm ngoái trên tạp chí Nghiên cứu về chủng tộc cho thấy, chủ nghĩa dân tộc của người Cơ đốc giáo da trắng là hệ tư tưởng hàng đầu định hình nên quan điểm phân biệt chủng tộc và bài ngoại, xoay quanh cuộc khủng hoảng Covid-19.SCMP dẫn lời Giáo sư nghiên cứu về sắc tộc Yen Le Espiritu tại ĐH California (San Diego) cho biết, người Mỹ gốc Á đã bị phân biệt chủng tộc ở Mỹ "như là người nước ngoài vĩnh viễn và là dân tộc thiểu số kiểu mẫu".Nghĩa là, những người Mỹ gốc Á cảm thấy rằng dù có hòa nhập đến đâu, họ sẽ luôn bị coi là người nước ngoài, thay vì là người Mỹ. Một thực tế là các câu hỏi về quốc tịch hay khả năng nói tiếng Anh mà người Mỹ gốc Á thường xuyên nhận được.Bên cạnh đó, bắt đầu xuất hiện vào những năm 1960, người châu Á tại Mỹ được coi là một "thiểu số kiểu mẫu" - khuôn mẫu miêu tả là những người thông minh, chăm chỉ và khá giả - khác với người Mỹ gốc Phi thường là đối tượng phản đối bất công phân biệt chủng tộc.
Nhưng cũng chính vì vậy, theo Giáo sư Espiritu, người Mỹ gốc Á đã bị bỏ qua, lãng quên trong các cuộc thảo luận về phân biệt chủng tộc, trong khi họ cũng đặc biệt dễ bị tổn thương bởi sự kỳ thị bằng lời nói và thể chất, từ cả người da trắng và từ các cộng đồng da màu khác.
Một người trẻ gốc Việt khác, John Vũ kể rằng cha anh - một người Việt đã đến Mỹ vào năm 1979 và từ đó chưa bao giờ trở lại - cũng tin vào "thiểu số kiểu mẫu", rồi so sánh sự thành công của người Mỹ gốc Á với các nhóm thiểu số khác ở Mỹ. "Bố tôi đã tin rằng nếu làm việc chăm chỉ sẽ có được bình đẳng, đạt được Giấc mơ Mỹ", John Vũ nói với SCMP. Mẹ của John Vũ cũng đến Mỹ sau bố anh 3 năm.Nhưng sau khi Vũ chuyển từ California đến TP Hồ Chí Minh vào năm 2019 để làm việc và để hiểu hơn về ngôn ngữ, văn hóa của nguồn cội, gia đình anh đã trở nên "tò mò hơn" về Việt Nam. "Khi tôi về Mỹ vào dịp Giáng sinh năm 2019, lần đầu tiên bố tôi đã nói rằng ông ấy muốn đến Việt Nam thăm tôi. Trước đó, ông thường trả lời lấy lệ mỗi khi tôi đề nghị", chàng trai 29 tuổi nói.Nhà xã hội học tại ĐH Washington, Mytoan Nguyen-Akbar, người đã thực hiện nhiều nghiên cứu về người Việt Nam di cư đến Mỹ cách đây hơn 1 thập kỷ cho biết, vô số thách thức ở Mỹ, bắt đầu từ năm ngoái, đã khiến việc ở lại và trở về Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn.Q. Lê - người đã đến Mỹ năm 10 tuổi và rồi trở về định cư ở Việt Nam vào năm 1997 - kể lại với SCMP về tin tức một con gấu mèo được phát hiện trong một container lạnh từ Mỹ đến Việt Nam hồi tháng 10 năm ngoái, mà truyền thông lúc đó đã gọi vui là "người di cư"."Tôi thấy con gấu mèo đó giống như một hình ảnh của nước Mỹ dưới thời chính quyền Trump", Lê ví von, "nó đã "trốn" sang Việt Nam".
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Khi nước thải lên bàn ngoại giao
Kinhtedothi - Việc Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ xả 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt...XEM THÊM -
Thủ tướng Hun Sen: Áp phong tỏa tại Phnom Penh là chìa khóa ngăn chặn thảm họa vì Covid-19
Kinhtedothi - Thủ tướng Campuchia nói rằng Chính phủ buộc phải áp lệnh phong tỏa thủ đô Phnom Penh và TP lân cận tron...XEM THÊM -
Olympic Tokyo 2021 có thể bị hủy nếu dịch Covid-19 tiếp tục lây lan mạnh
Kinhtedothi - Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Nhật Bản (LDP) Toshihiro Nikai cho biết, nếu số ca nhiễm C...XEM THÊM -
Nga kêu gọi tránh leo thang quân sự tại Afghanistan sau khi Mỹ ấn định thời hạn rút hết quân
Kinhtedothi - Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi tránh làn sóng leo thang quân sự mới ở Afghanistan, trong bối cảnh Mỹ thông b...XEM THÊM -
Nói trước chưa chắc bước qua
Kinhtedothi - Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa cho biết sẽ hoàn tất việc rút hết binh lính Mỹ ra khỏi Afghanistan vào ngày...XEM THÊM -
Nhiều quốc gia Đông Nam Á đón Tết truyền thống: Im lìm và khác lạ
Kinhtedothi - Cứ vào dịp tháng 4 hàng năm, nhân dân các nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar lại rộn ràng, tưng b...XEM THÊM
-
Chết trong căn hộ sau 9 năm mới được tìm thấy
Kinhtedothi - Cái chết của người đàn ông ở Oslo, Na Uy làm dấy lên câu hỏi về vai trò của công nghệ đối với việc giảm tiếp xúc của con người trong xã hội.14-04-2021 18:23
-
Nga sẵn sàng đối phó nếu bị ngắt kết nối với SWIFT
Kinhtedothi - Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho biết, Moscow sẽ sử dụng hệ thống thanh toán khác nếu bị từ chối kết nối với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.14-04-2021 16:29
-
Bloomberg: Kinh tế Mỹ khởi sắc, tăng trưởng Việt Nam có thêm đòn bẩy
Kinhtedothi - Phân tích của Bloomberg Economics khẳng định, việc nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ các gói kích thích lớn và nguồn cầu bị dồn nén thời gian qua do đại dịch Covid-19 sẽ mang lại lợ...14-04-2021 16:00
-
Nhà Trắng: Thượng đỉnh Putin - Biden có thể diễn ra vào mùa hè năm nay
Kinhtedothi - Điện Kremlin ngày 13/4 cho biết, theo sáng kiến của phía Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Joe Biden đã tiến hành điện đàm.14-04-2021 10:31
-
Mỹ và Philippines tập trận chung ở khu vực Biển Đông: Liên thủ nhất thời
Kinhtedothi - Cuộc tập trận hải quân chung hiện tại giữa Mỹ và Philippines ở khu vực Biển Đông trên danh nghĩa không có gì đặc biệt bởi giữa hai nước này có thỏa thuận hợp tác về quân sự, nhưng lại...14-04-2021 09:17
- Thường trực HĐND TP giám sát tại quận Bắc Từ Liêm: Nhiều dự án quá chậm cả trong công tác quản lý nhà nước và thực hiện của nhà đầu tư
- NordCham sẵn sàng hỗ trợ Hà Nội phát triển bền vững
- Hà Nội lưu ý những điểm mới trong thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học 2021
- Chứng khoán Mỹ lập kỷ lục khi Dow Jones vượt 34.000 điểm
- Hà Nội: Giá đất ven đô bị đẩy lên 50 - 60% so với cuối năm 2020, có khu vực tăng tới 100%
- Hà Nội: Đang giao ma tuý cho khách, 1 đối tượng bị cảnh sát bắt giữ
- Sẽ thu hồi vaccine Covid-19 nếu địa phương không tổ chức tiêm hết
- Công điện của Thủ tướng về bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải bắt tay ngay vào công việc, xử lý những vấn đề tồn đọng kéo dài