CPI đạt kết quả kép
Kinhtedothi - Một trong những điểm nổi bật nhất của nền kinh tế trong 11 tháng qua cũng như kỳ vọng cả năm 2019 là kiểm soát lạm phát đạt kết quả kép.
Tin liên quan
-
Hà Nội: Giá thịt lợn tăng kéo chỉ số CPI tháng 11 tăng 0,75%
- Giá thịt lợn đẩy CPI tháng 11 tăng cao nhất trong 9 năm qua
- CPI đạt kết quả kép
Tốc độ tăng CPI thấp
Từ những kết quả thống kê về diễn biến của nền kinh tế trong 11 tháng 2019 có thể nhận diện chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên một số điểm. Thứ nhất, tốc độ tăng CPI bình quân của 11 tháng năm 2019 thấp hơn nhiều so với của cùng kỳ năm trước (2,57% so với 3,59%). Đây là diễn biến được quan tâm nhất, vì nó liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng, đến cuộc sống hàng ngày của người dân, khi CPI tăng thấp hơn thu nhập danh nghĩa thì mức sống thực tế sẽ tăng. Nếu xét biến động giá của từng nhóm hàng hóa, dịch vụ cụ thể có thể thấy rõ hơn. Có 5 nhóm có tốc độ tăng CPI bình quân thấp hơn cùng kỳ năm trước là lương thực, nhà ở và vật liệu xây dựng, thuốc và dịch vụ y tế , giao thông, giáo dục.
Từ 11 tháng, có thể dự báo tốc độ tăng CPI bình quân cả năm 2019 sẽ không vượt quá 2,65%. Nếu dự báo này là đúng, thì CPI bình quân năm 2019 có một số điểm vượt trội. CPI không tăng cao như 10 năm của thời kỳ 2004 - 2013 và tăng thấp trong thời kỳ 2014 - 2016, bằng nhiều giải pháp, với “tư duy kiềm chế” được thực hiện đã gây ra những hiệu ứng phụ về nhiều mặt. Từ 2017 đến nay chuyển sang tư duy “kiểm soát lạm phát theo mục tiêu” và năm 2019 được coi là thành công kép: Theo đó, CPI vừa góp phần làm cho GDP tăng cao hơn, vừa góp phần cải thiện mức sống thực tế, nâng cao lòng tin vào đồng tiền quốc gia khi tỷ giá cơ bản ổn định… Đây cũng là cơ sở để đề ra mục tiêu CPI cho năm 2020 (dưới 4%).
Yếu tố nào đóng góp vào thành công kép?
Việc kiểm soát lạm phát đạt kết quả kép do nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố chủ yếu. Tổng quát nhất là quan hệ giữa sản xuất và sử dụng GDP, giữa cung và cầu. Trong 11 tháng 2019 đã xuất siêu 9,1 tỷ USD, cao nhất so với mức của cùng kỳ các năm trước. Chất lượng tăng trưởng đã có cải thiện một bước. Hiệu quả đầu tư được cải thiện thể hiện ở hệ số ICOR (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư) từ vài năm nay đã giảm xuống dưới 6 lần. Năng suất lao động tiếp tục tăng với tốc độ cao (gần 6%). Tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đối với tốc độ tăng trưởng GDP đã tăng và đạt mức khá. Tỷ trọng đóng góp của 2 yếu tố tăng lượng vốn và tăng số lượng lao động đang làm việc đã giảm (từ 66,42% xuống còn 55%).
Một yếu tố trực tiếp tác động và làm cho lạm phát bộc lộ ra là yếu tố tài chính, tiền tệ. Tổng thu ngân sách cao hơn tổng chi. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng thấp hơn định hướng; cơ cấu tín dụng được chuyển dịch theo xu hướng tích cực; Tốc độ tăng tỷ giá VND/USD sau 11 tháng và tăng bình quân năm vẫn còn thấp (tương ứng là giảm 0,58% và tăng 1,16%), đây là kết quả tích cực đạt được trong điều kiện tỷ giá nội tệ/USD của nhiều nước tăng cao hơn nhiều. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới đã giảm mạnh so với trước kia. Điều đó chứng tỏ tâm lý găm giữ ngoại tệ và vàng đã giảm, lòng tin vào đồng tiền quốc gia tăng lên.
Một yếu tố quan trọng khác là các loại giá do Nhà nước quyết định để thực hiện lộ trình giá thị trường từ năm ngoái đến nay đã linh hoạt, phù hợp với mức độ lạm phát theo mục tiêu. Đồng thời, việc tranh thủ khi diễn biến CPI tăng thấp và khi có lượng ngoại tệ từ các nguồn tăng khá (do cán cân thương mại thặng dư, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tăng, kiều hối tăng, chi tiêu của khách quốc tế tăng…) để tăng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục, vừa góp phần làm tăng tính thanh khoản và an toàn tài chính, vừa chủ động, linh hoạt can thiệp thị trường ngoại hối, vừa kiểm soát lạm phát theo mục tiêu…
Mặc dù đạt được thành công kép, nhưng chưa thể chủ quan thỏa mãn với lạm phát cuối năm nay và đầu năm sau, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến giá một số loại hàng hóa dịch vụ quan trọng hiện tốc độ tăng bình quân 11 tháng năm nay đã cao hơn cùng kỳ. Giá thực phẩm (4,43% so với 3,22%), kéo theo ăn uống ngoài gia đình tăng theo (3,16% so với 2,29%). Trong nhiều biện pháp thực hiện hiện nay, cần đặc biệt quan tâm đến việc kiểm soát xuất khẩu lợn tiểu ngạch, tăng nhập khẩu, hỗ trợ tái đàn, nhất là đàn nái… Tạm thời chưa hoặc giảm thiểu liều lượng khi tăng giá điện, xăng dầu, nước, dịch vụ giáo dục, y tế… ít nhất từ nay đến tháng 3/2020. Năm tới còn tăng lương cơ sở với tốc độ tăng cao hơn những năm trước sẽ có tác động cộng hưởng.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Đổi mới công nghệ tạo sức bật cho làng nghề
Kinhtedothi - Nhờ triển khai hiệu quả nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, những năm gần đây, nhiều cơ sở sản xuất, DN ...XEM THÊM -
Giá vàng chịu áp lực mạnh, khi Fed họp kỳ cuối cùng năm 2019
Kinhtedothi – Sáng nay (10/12), giá vàng thế giới và trong nước đều cơ bán đi ngang. Tuy nhiên, giới phân tích lại ...XEM THÊM -
Thương vụ Vingroup và Masan: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ nội
Kinhtedothi - Thương vụ mua bán, sáp nhập giữa Vinmart và VinEco với Masan được giới chuyên gia đánh giá là sẽ góp ph...XEM THÊM -
Lắng nghe để tháo gỡ
Kinhtedothi - Hơn 2.000 câu hỏi của bà con nông dân cả nước, các chuyên gia, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nô...XEM THÊM -
TP Uông Bí hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2018
Kinhtedothi - TP Uông Bí (Quảng Ninh) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gi...XEM THÊM -
Masan MEATLife lên sàn UPCoM
Kinhtedothi - Ngày 9/12, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức Lễ trao Quyết định niêm yết và đưa 324.327.447...XEM THÊM
-
Công khai các điểm nổi cộm về hàng giả, hàng nhái tại 20 tỉnh, thành phố
Kinhtedothi - Tổng cục QLTT vừa ký Quyết định 3972/QĐ-TCQLTT phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc x...09-12-2019 14:26
-
Hà Nội thành lập mới 112 hợp tác xã
Kinhtedothi - Sở NN&PTNT Hà Nội vừa có báo cáo rà soát kết quả 2 năm thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã (HTX)...09-12-2019 11:29
-
Tỷ giá trung tâm tăng, giá trao đổi USD cũng tăng mạnh trên thị trường
Kinhtedothi - Sáng nay (9/12), tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD được Ngân hàng Nhà nước công bố tăng 3 đồng/USD so với mức công bố hôm cuối tuần trước. Giá trao đổi USD trong các ngân hàng th...09-12-2019 10:21
-
Về đâu “vựa cam” Kim An?
Kinhtedothi - Từng là cây trồng giúp nhiều nông dân ở xã Kim An (huyện Thanh Oai) thoát nghèo, thậm chí “đổi đời”, tuy nhiên hai năm trở lại đây, năng suất và chất lượng cam Canh liên tục giảm. Nhi...09-12-2019 10:16
-
Dệt may lỡ hẹn mục tiêu 40 tỷ USD
Kinhtedothi - Năm 2019, ngành dệt may Việt Nam chịu sự tác động rất lớn từ suy giảm kinh tế thế giới và xung đột thương mại Mỹ -Trung. Dù vẫn giữ được mức tăng trưởng khá với tổng kim ngạch xuất kh...09-12-2019 09:23
- Hà Nội lập Đoàn thanh tra xử lý sai phạm vụ cắt đôi que thử xét nghiệm HIV và viêm gan B
- Khai mạc triển lãm 'Tôi yêu Tổ quốc tôi"
- Hà Nội: Hoàn thành 11/15 chỉ tiêu đề ra trong Chương trình 08-Ctr/TU
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII: Rực rỡ sắc màu 54 dân tộc anh em
- Danh sách 10 thí sinh đoạt giải vòng 1 cuộc thi Vì An toàn giao thông Thủ đô trên internet 2019
- JEBO chây ì cung cấp hồ sơ, tài liệu về công nghệ Nano làm sạch nước sông Tô Lịch
- Đoàn đại biểu TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau
- Chuyên gia Nhật khẳng định Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói đúng và gửi lời xin lỗi
- Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nhận lỗi vụ cắt đôi que thử HIV, viêm gan B