Monday, 08:16 07/01/2019
CPTPP chính thức có hiệu lực: Nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ
Kinhtedothi - Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ tháng 1/2019 mở ra lợi ích kinh doanh cho DN chủ động thay đổi môi trường hay điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Song đó cũng là thách thức với các DN không có khả năng tiếp cận, thay đổi mô hình phát triển.
Thận trọng thực thi
Ngày 14/1/2019, CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực. Trên phương diện chuỗi cung ứng toàn cầu, việc các DN xuất khẩu và nhập khẩu trong nội khối CPTPP không phải chịu các khoản thuế sẽ giúp dịch chuyển chuỗi cung ứng và DN Việt Nam có điều kiện tham gia. Về xuất khẩu, lợi ích cũng sẽ có, trước hết từ các thị trường chưa có FTA như Canada, Mexico, Peru, thậm chí cả thị trường Nhật Bản.
Những nội dung nào có tác động nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh của DN đó là, thứ nhất là thương mại hàng hóa, thứ hai là khả năng đầu tư, thứ ba là thương mại điện tử và thứ tư cải cách kinh doanh. Chính vì thế, các DN cần ưu tiên phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, thứ hai là mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, thứ ba là mở rộng tìm kiếm thị trường và thứ tư là nâng cấp công nghệ… Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp (Tổng cục Thống kê) Phạm Đình Thúy |
Đến thời điểm này đã có thể sơ bộ định lượng hóa tác động của CPTPP đến các ngành kinh tế. Từ đó, mỗi ngành có thể xác định chiến lược phát triển tổng thể, cũng như từng ngành nhằm tận dụng tối đa tác động tích cực và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực. DN cần tận dụng cơ hội từ hiệp định mang lại về ưu đãi thuế, cải cách thể chế để mở rộng thị trường. Quan trọng hơn là tận dụng được thị trường đầy tiềm năng với hơn 90 triệu dân mà rất nhiều DN nước ngoài đang “dòm ngó”. Tư duy quản lý, kinh doanh cần được thay đổi. Không chỉ lo xuất khẩu, còn phải chú trọng đáp ứng nhu cầu nội địa, cạnh tranh DN ngoại ngay trên “sân nhà”. Trưởng ban Kinh tế thế giới NCIF Trần Toàn Thắng |