Cú đánh thực sự vào Trung Quốc ở Biển Đông từ một phán quyết 4 năm tuổi
Kinhtedothi - Tròn 4 năm ngày Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) có trụ sở ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết bác bỏ cơ sở pháp lý của cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông, mỗi quốc gia, dù có hay không tranh chấp trong khu vực, hẳn đều nhận ra bài học về thượng tôn pháp luật.
Tin liên quan
-
Bóc trần luận điệu "tẩy trắng" tham vọng ADIZ Biển Đông của Trung Quốc
- Thêm 2 quốc gia tính chuyện bắt tay "kìm" Trung Quốc ở Biển Đông
- Hội nghị Cấp cao ASEAN-36 nhấn mạnh thượng tôn pháp luật ở Biển Đông
Tại một phiên tranh tụng kín của PCA ở The Hague năm 2015 cho vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc về Biển Đông. |
Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài The Hague đã ủng hộ Philippines trong vụ kiện “đường 9 đoạn” - “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông, khởi đầu từ một đệ trình vào năm 2013 bởi chính quyền cựu Tổng thống Corazon Aquino lên PCA về vi phạm của Bắc Kinh đối với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Sau 3 năm chờ đợi, tòa án gồm 5 thẩm phán cuối cùng đã xác định, yêu sách của Trung Quốc đối với các quyền sở hữu lịch sử thông qua việc phân định ranh giới 9 vạch trong khu vực hàng hải tranh chấp là hoàn toàn không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, ngay sau lần đầu tiên phán quyết này được tuyên bố bởi chính quyền Tổng thống đương nhiệm Rodrigo Duterte, giới quan sát đã tỏ ra thất vọng về “một phán quyết mồ côi” - theo cách gọi của chuyên gia nghiên cứu an ninh Đông Á Renato de Castro tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.
Vào tháng 6/2016 - thời điểm ông Duterte nhậm chức Tổng thống Philippines, Bắc Kinh ngang nhiên yêu cầu Manila ngừng tuân thủ PCA. Đáp lại, chính quyền vị tân tổng thống thậm chí không yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết của trọng tài, mà chỉ kêu gọi các nước liên quan kiềm chế, và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thông qua tham vấn giữa các bên tuân thủ luật pháp quốc tế. Tổng thống Rodrigo Duterte thời điểm đó còn tuyên bố, phán quyết PCA 2016 hoàn toàn là vấn đề song phương giữa Philippines - Trung Quốc, không phải là mối quan tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trên thực tế, phán quyết PCA 2016 thực sự đã giáng một đòn pháp lý lớn đối với tính hợp pháp của Trung Quốc trong các yêu sách lãnh thổ trước cộng đồng quốc tế, bất kể việc nước này không công nhận và sự hời hợt của chính quyền ông Duterte.
Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte thiếu nhất quán về chính sách với Trung Quốc ở Biển Đông. |
Hơn hết, nó thúc đẩy chương trình nghị sự của nhiều quốc gia khác về tranh chấp Biển Đông, cùng hướng đến việc đề cao thượng tôn pháp luật trong giải quyết các vấn đề của khu vực.
Malaysia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sử dụng phán quyết PCA trong việc tái khẳng định các quyền hàng hải đối với Trung Quốc. Vào ngày 20/3/2017, khi trả lời câu hỏi của một thành viên Quốc hội về sự hiện diện của các tàu Trung Quốc ở ngoài khơi Sarawak, Ngoại trưởng Malaysia lúc bấy giờ Datuk Seri Anifah Aman tuyên bố rằng mặc dù Malaysia và Trung Quốc không có các yêu sách lãnh thổ chồng chéo, quốc gia này cũng như các thành viên ASEAN khác không công nhận “đường 9 đoạn” của Bắc Kinh bởi nó không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS.
Đáng chú ý, vào tháng 12/2019, Malaysia có đệ trình mới về thềm lục địa mở rộng, vượt ra ngoài 200 hải lý tính từ các đường cơ sở - mốc lãnh hải được xác nhận bởi Ủy ban Liên hợp quốc về giới hạn của thềm lục địa. Với động thái này ở Biển Đông, Kuala Lumpur đã thể hiện sự ủng hộ của mình đối với phán quyết PCA 2016, bác bỏ tính hợp lệ của yêu sách “đường lưỡi bò”, mặc dù Malaysia không phải là một bên trong vụ kiện pháp lý của Philippines - Trung Quốc. Đệ trình của Malaysia còn được xem là chỉ dẫn tích cực cho các quốc gia ven biển trong việc làm rõ các yêu sách chủ quyền của mình, đề cao việc thảo luận nghiêm túc về việc phân định hàng hải theo UNCLOS, cũng như giải thích liên quan của PCA năm 2016.
Vào ngày 26/5 vừa qua, Indonesia đã gửi công hàm lên Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, tuyên bố rằng yêu sách rộng khắp của Trung Quốc ngụ ý các quyền lịch sử ở Biển Đông rõ ràng thiếu cơ sở pháp lý quốc tế, từ đó nhấn mạnh việc nước này không bị ràng buộc bởi bất kỳ khiếu nại nào được đưa ra “trái với luật pháp quốc tế”. Động thái này rõ ràng đang thách thức việc Bắc Kinh sử dụng các thuật ngữ pháp lý mập mờ như “quyền đánh cá truyền thống” hay “quyền tài phán trên vùng biển có liên quan” nhằm biện minh cho các yêu sách hàng hải mở rộng của mình ở quần đảo Natuna - thực chất là sự xâm phạm đến vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở Biển Đông của Indonesia.
Tháng 7/2017, Indonesia đổi tên vùng biển phía Bắc của EEZ ở Biển Đông để khẳng định quyền tự do đánh bắt cá trước Trung Quốc. |
“4 năm sau khi được công bố, tiếng nói PCA năm 2016 đã không còn đơn độc trên vùng biển rộng lớn, thông qua sự ghi nhận và khẳng định mạnh mẽ bởi các quốc gia trong khu vực đang bị đe dọa bởi tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông”, ông Renato de Castro đánh giá.
Và không dừng lại ở Đông Nam Á, Ấn Độ và Nhật Bản mới đây cũng đã gợi ý Trung Quốc nên chấp nhận phán quyết tháng 7/2016 về Biển Đông, trong khi Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Đông Á, Abraham Denmark kêu gọi Bắc Kinh học tập New Delhi trong giải quyết tranh chấp tranh chấp trên biển với Bangladesh cách đây 2 năm bằng cách tuân thủ phán quyết của một tòa trọng tài do PCA chỉ định.
Kết quả đến nay có thể chưa thực sự rõ ràng - điều còn phụ thuộc phần lớn vào thái độ của Bắc Kinh, tuy nhiên việc đánh giá đúng tầm quan trọng của PCA năm 2016 để lại bài học sâu sắc rằng, việc giải quyết các tranh chấp riêng rẽ tại một Biển Đông phức tạp trước hết đòi hỏi sự đồng thuận và quyết tâm, cả trong quyết sách và hành động, của mọi quốc gia trên thế giới vốn đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật.
Đó chắc chắn là một áp lực không hề nhỏ đối với mọi thế lực chống đối, và khiến bất cứ chính quyền liên quan nào cũng phải cẩn trọng cân nhắc một khi ý chí đấu tranh bị lung lay.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Nga "lôi" Mỹ vào căng thẳng trục xuất ngoại giao với Czech
Kinhtedothi - Phía Nga khẳng định Mỹ đứng sau quyết định trục xuất ngoại giao gây căng thẳng vừa qua của Cộng hòa Czech.XEM THÊM -
Di sản V4: Cơ hội khám phá các nền văn hóa Trung Âu
Kinhtedothi - Cuộc thi viết cho người dùng Wikipedia quy mô lớn lần này sẽ là trải nghiệm quý giá khám phá đất nước, ...XEM THÊM -
“Tổng thống Mỹ và Nga sẽ gặp nhau trong hoàn cảnh thích hợp”
Kinhtedothi - Tuyên bố trên vừa được Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan thông báo hôm 18/4, khi đề cập đến kế hoạ...XEM THÊM -
Bảo vệ khí hậu trái đất: Chủ đề chung, mục tiêu riêng
Kinhtedothi - Bảo vệ khí hậu trái đất cho đến nay đã được rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới coi trọng...XEM THÊM -
Đằng sau mức tăng trưởng GDP kỷ lục của Trung Quốc
Kinhtedothi - Trung Quốc vừa báo cáo tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 đạt 18,3%, tăng kỷ lục so ...XEM THÊM -
Trong 48 giờ, Tổng thống Mỹ "nói lại" chính sách tiếp nhận di cư vì bị phản đối
Kinhtedothi - Từng hứa hẹn sẽ nâng mức trần tiếp nhận người tị nạn vào Mỹ lên hơn 60.000 người trong năm nay, Tổng th...XEM THÊM
-
Thái Lan xác nhận Thống tướng Myanmar tham dự Thượng đỉnh ASEAN sắp tới
Kinhtedothi - Đây cũng được coi là chuyến công du chính thức đầu tiên của ông Min Aung Hlaing kể từ chính biến ngày 1/2 theo đó quân đội lên nắm quyền tại quốc gia này.18-04-2021 10:45
-
IAEA xác nhận Iran đã bắt đầu làm giàu uranium ở mức tinh khiết 60%
Kinhtedothi - Trước đó, Iran cũng đã thông báo với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về dự tính này.18-04-2021 09:58
-
Sunday Times: Anh điều tàu chiến tới Biển Đen giữa căng thẳng Nga-Ukraine
Kinhtedothi - Tờ Sunday Times trích nguồn tin hải quân cấp cao cho biết, các tàu chiến của Anh sẽ tới Biển Đen vào tháng 5 tới trong bối cảnh căng thẳng nổi lên giữa Ukraine và Nga.18-04-2021 09:58
-
Quyết định gây tranh cãi của Tokyo
Kinhtedothi - Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 13/4 thông báo, Chính phủ Tokyo đã chốt phương án xả nước thải nhiễm phóng xạ từ tỉnh Fukushima ra Thái Bình Dương, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ...18-04-2021 06:24
-
Vương quốc Anh tổ chức tang lễ đặc biệt cho Hoàng thân Philip
Kinhtedothi - Nữ hoàng Elizabeth II ngồi một mình tại Nhà nguyện Thánh George trong thời gian diễn ra tang lễ của Hoàng thân Philip để đảm bảo an toàn trước nguy cơ dịch Covid-19.17-04-2021 22:32
- Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm sự bá quyền thế giới
- Vụ “Tổ chức đánh bạc; Rửa tiền”: Đề nghị hủy quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt đối với Phan Sào Nam
- Không được dùng tiền để lôi kéo cử tri khi vận động bầu cử
- [Ảnh] Dòng người nô nức dâng hương trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021
- Quản lý chặt an toàn thực phẩm
- Thi lớp 10 trường chuyên tại Hà Nội: Không nên tạo thêm áp lực cho học sinh
- Giải mã những bí ẩn kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lý
- Xóa bỏ “xin - cho” giúp tăng hiệu quả phòng, chống tham nhũng
- Lợi nhuận chứng khoán chảy vào bất động sản?