Cục ATTP khuyến cáo người dân không ăn mỳ chính giả của Công ty Famimoto
Kinhtedothi - Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế nhận được thông tin trên một số báo điện tử về việc Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện sản phẩm mỳ chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam (địa chỉ: khu Đồng Đồi, xã Thụy Vân, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Cục ATTP đã ban hành công văn số 902/ATTP-KN đề nghị Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Phú Thọ rà soát hồ sơ tự công bố sản phẩm mỳ chính của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam. Đồng thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm mỳ chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam hiện đang còn trên thị trường; phối hợp với cơ quan công an xử lý, giải quyết theo quy định.

Cục ATTP khuyến cáo người dân không ăn mỳ chính giả của Công ty Famimoto.
Cục ATTP khuyến cáo người dân, đơn vị tổ chức bếp ăn tập thể không sử dụng sản phẩm mỳ chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Trước đó, Công an tỉnh Phú Thọ đã đột kích, khám xét khẩn cấp xưởng sản xuất và kho hàng của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam (xã Thụy Vân, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) phát hiện, tạm giữ hơn 71.000 lít dầu ăn, khoảng 40 tấn mỳ chính (bột ngọt), 22 tấn hạt nêm, 9 tấn bột canh giả.
Cơ quan điều tra bước đầu xác định, Công ty này đã đưa ra thị trường 144 tấn dầu ăn, 118 tấn bột canh, 363 tấn hạt nêm giả... Các sản phẩm thường bán cho các bếp ăn công nghiệp nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.
Các sản phẩm bị làm giả gồm: bột ngọt Boat Brand - thương hiệu xuất xứ Singapore; bột ngọt Famimoto - nhãn hiệu bột ngọt Việt Nam, công nghệ Nhật Bản; dầu ăn Boat Brand - thương hiệu xuất xứ Singapore; dầu thực vật Fami Gold - sản xuất từ 100% nguyên liệu nhập khẩu Singapore; bột canh cao cấp Hà Nội và hạt nêm Bếp Hồng Việt, đóng trong các túi ni-lông với quy cách 400g/túi đối với bột canh, 5kg/túi đối với hạt nêm.
Các sản phẩm này đều do Công ty tự công bố nhưng kết quả trưng cầu giám định của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an về thành phần, định lượng, định tính giá trị dinh dưỡng trong các sản phẩm đều không đạt so với các chỉ tiêu công ty công bố hoặc chỉ tiêu ghi trên nhãn.

Dấu hiệu phân biệt sữa thật - sữa giả, người tiêu dùng nên biết
Kinhtedothi - Dưới đây là những cách kiểm tra đơn giản nhưng hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại nhà hoặc trong quá trình mua hàng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý sản phẩm sữa, thuốc giả, thực phẩm giả
Nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, đặc biệt là sữa, thuốc giả, thực phẩm giả, ngày 18/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Phó trưởng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia Nguyễn Hồng Diên đã có công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Hải Phòng mở cao điểm xử lý kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng giả
Kihtedothi - UBND TP Hải Phòng vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban ngành địa phương nghiêm túc triển khai chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt đối với các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.