Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Củng cố niềm tin nhà đầu tư nước ngoài

Kinhtedothi- Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục ghi nhận duy trì tăng trưởng tích cực. Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng được củng cố.

Thu hút FDI cao nhất 15 năm

6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn FDI vượt 21,5 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ năm 2009. Bên cạnh đó, số lượng dự án đầu tư mới, số lượt điều chỉnh vốn và giao dịch vốn góp, mua cổ phần đều tăng.

Cụ thể, có 1.988 dự án đầu tư mới được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt gần 9,3 tỷ USD – tăng 21,7% về số dự án và tăng mạnh về giá trị vốn. Đồng thời, có 826 lượt dự án điều chỉnh vốn, với tổng vốn tăng thêm đạt gần 8,95 tỷ USD – cao gấp 2,2 lần cùng kỳ 2024. Ngoài ra, hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng 73,6%, với tổng giá trị đạt 3,28 tỷ USD.

Việt Nam không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Ảnh minh hoạ

Việc cả ba chỉ số FDI gồm: Dự án mới, điều chỉnh vốn và mua cổ phần đều tăng trưởng tích cực là tín hiệu rõ ràng cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang được củng cố mạnh mẽ. Đặc biệt, các nhà đầu tư không chỉ tiếp tục chọn Việt Nam là điểm đến mới, mà còn sẵn sàng rót thêm vốn vào các dự án đã hoạt động hiệu quả.

Đáng chú ý, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam 6 tháng ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Theo Cục Thống kê, Bộ Tài chính, đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của sáu tháng trong 5 năm qua (giai đoạn từ năm 2021-2025).

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 9,56 tỷ USD, chiếm 81,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 932,2 triệu USD, chiếm 8,0%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 444,7 triệu USD, chiếm 3,8%.

"Dòng vốn FDI tăng mạnh, đặc biệt vào các dự án sản xuất mới trong lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)... đã tạo ra năng lực sản xuất mới, việc làm và cơ hội học hỏi, quản lý cho nền kinh tế"- đại diện Cục Thống kê nhấn mạnh.

Việt Nam đã gặt hái nhiều thành công trong việc thu hút dòng vốn đầu tư. Các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Samsung, Intel, LG, Dell, Google... đã lựa chọn Việt Nam là cứ điểm chiến lược trong chuỗi sản xuất của họ.

Ngày càng có nhiều tập đoàn đa quốc gia đều chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư năm 2025. Trong nửa đầu năm, nhiều tên tuổi lớn thế giới đã công bố mở rộng đầu tư ở Việt Nam như: Qualcomm mua lại công ty phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) của VinAI; Tập đoàn Syre (Thụy Điển) vừa ký bản ghi nhớ hợp tác đầu tư dự án Tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester khoảng 1 tỷ USD; Apple liên tục mở rộng sản xuất ở Việt Nam thông qua các đối tác,...

Trong bối cảnh tái cấu trúc mạnh mẽ của chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước một ngưỡng cửa mới, nơi cơ hội và thách thức song hành. Việc gia nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị không còn chỉ là con đường tăng trưởng, mà là điều kiện tất yếu để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Định hình chiến lược cạnh tranh riêng để thu hút đầu tư FDI

Thời gian qua, Việt Nam đã thành công trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Việt Nam đang định hình chiến lược cạnh tranh riêng để thu hút đầu tư FDI và phát triển bền vững. Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư quốc tế nhờ chiến lược thu hút FDI phù hợp, đó là chính trị ổn định, có vị thế cao và môi trường đầu tư thuận lợi.

Theo Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng, chiến lược cạnh tranh của Việt Nam chuyển trọng tâm ưu đãi thuế sang nâng cao chất lượng môi trường đầu tư và dịch vụ hỗ trợ, chú trọng phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế đồng bộ, đảm bảo nguồn điện, đảm bảo quỹ đất sạch, nhân lực chất lượng cao, rút ngắn thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian triển khai dự án cho các doanh nghiệp FDI.

Việt Nam tận dụng lợi thế của 17 hiệp định FTA đã ký để mở rộng thị trường, qua đó hấp dẫn doanh nghiệp FDI, nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm rủi ro và tăng sức hấp dẫn của Việt Nam; tiếp tục mở rộng quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với các quốc gia hàng đầu thế giới.

Bộ Tài chính đang xây dựng thể chế để hình thành một số khu công nghiệp chuyên biệt phát triển khu công nghiệp thông minh, phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ trong khu vực có vốn FDI, tạo sức lan tỏa cho doanh nghiệp trong nước. Đáng chú ý, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam và chương trình phát triển nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030.

Mục tiêu Việt Nam có ít nhất đào tạo 50.000 nhân lực cho chuỗi giá trị ngành này. Việt Nam đã liên kết với các đối tác công nghệ hàng đầu trên thế giới như Siemens, Intel, Arizona, Stade University… để thành lập Trung tâm nghiên cứu ươm tạo thiết kế vi mạch tại Việt Nam.

Là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI, Hà Nội trở thành “nam châm hút vốn” với tổng vốn đăng ký 3,66 tỷ USD, cao gấp 2,8 lần so với cùng kỳ.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chia sẻ, các nhóm chính sách ưu tiên bao gồm: cải cách thủ tục hành chính một cửa liên thông, miễn giảm thuế đất cho các dự án công nghệ cao, ưu tiên hạ tầng tại các khu công nghiệp và logistics trọng điểm. TP cũng cam kết rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư còn không quá 15 ngày làm việc đối với các dự án chiến lược.

Không chỉ dừng ở văn bản, TP đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về thu hút FDI, do chính Chủ tịch UBND TP trực tiếp chỉ đạo. Tổ này có nhiệm vụ "gỡ nút thắt" cho các dự án lớn, từ khâu quy hoạch, đất đai đến hạ tầng kỹ thuật - xã hội đi kèm.

Các chuyên gia đánh giá, môi trường đầu tư tại Việt Nam đã liên tục được cải thiện thông qua cải cách hành chính, hoàn thiện pháp luật, nâng cấp hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhờ đó, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn quốc tế lớn.

Đánh giá tích cực về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bà Rachel Isenschmid - Thư ký Diễn đàn Kinh tế Thụy Sĩ-Việt Nam (SVEF) cho rằng, đây là bước đi đầy quyết đoán và cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới mô hình phát triển bền vững, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao hơn. Đây không đơn thuần là việc gộp tách địa phương, mà là chiến lược nhằm tái cấu trúc không gian phát triển để hình thành các vùng động lực mạnh, có khả năng hội nhập quốc tế tốt hơn và thu hút dòng vốn chất lượng cao.

Việc sáp nhập sẽ tạo ra những đơn vị hành chính có quy mô lớn hơn, nguồn lực mạnh hơn, qua đó tăng sức cạnh tranh, thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án hạ tầng quy mô, công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao. Những địa phương sau sát nhập sẽ có cơ hội phối hợp quy hoạch, phát triển vùng một cách đồng bộ và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc tiếp tục đẩy mạnh chính quyền số, ứng dụng công nghệ số các dịch vụ hành chính công cũng có thể được cung cấp nhanh chóng, thuận tiện.

Ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đánh giá, Việt Nam sẽ hình thành được một chiến lược FDI trong kỷ nguyên mới để phát huy hiệu quả và sự lan tỏa của các doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế Việt Nam, một vấn đề mà trong rất nhiều năm qua Việt Nam đã mong đợi.

Trích dẫn
Trích dẫn 1
Các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn giữ vững niềm tin vào môi trường đầu tư tại Việt Nam với gần 3/4 lãnh đạo doanh nghiệp (72%) cho biết họ sẵn sàng giới thiệu Việt Nam là điểm đến đầu tư, theo Báo cáo chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) công bố ngày 30/6/2025.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Cơ hội đón làn sóng FDI mới

Cơ hội đón làn sóng FDI mới

Tận dụng lợi thế thu hút FDI

Tận dụng lợi thế thu hút FDI

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ