Cúng lễ online, nhận phát tâm qua ví điện tử thí điểm rồi rút kinh nghiệm

Lan Ngọc
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- 12 chùa của Việt Nam như: Yên Tử, Phúc Khánh, Phật Tích, Đại Tuệ… được Giáo hội Phật Giáo Việt Nam áp dụng thí điểm hình thức cúng lễ online và nhận tiền công đức qua ví điện tử Momo. Chủ trương này của Giáo hội đang nhận được nhiều ý kiến bàn luận.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ“Bị phản đối vì cùng lúc đưa ra 2 hình thức mới”
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ:

Từ xưa đến nay người Việt con việc cúng dường là nét văn hóa mong muốn thực hiện đầu Xuân. Trong điều kiện xã hội đang cần giãn cách vì Covid-19 thì việc cúng dường online là hoàn toàn hợp lý. Trước đây người ta cũng đã thực hiện cúng dường qua online, và thực hiện các phương thức thanh toán qua đó. Rất nhiều phật tử vì không có điều kiện về chùa đã gửi cho chùa một khoản kinh phí để công đức Nó cũng giống nhau dạy học và thanh toán học phí qua con đường online. Dù đây dạy và học với cúng và phát tâm là việc khác nhau. Vì trong tín ngưỡng có ý nghĩa nội dung khác, nhưng rút gọn lại thì giống nhau.

Chủ trương của nhà Giáo hội gặp phải một số ý kiến phản ứng bởi vì cùng lúc đưa ra 2 hình thức cúng online và nhận phát tâm qua ví điện tử. Trong khi nhiều người vẫn nghĩ đến chùa làm lễ mới thiêng, thì nay vì điều kiện dịch bệnh nên tổ chức cúng online đã khiến nhiều phật tử băn khoăn có giảm tính thiêng. Sự phát triển của tín ngưỡng hay tôn giáo nó luôn luôn đi cùng và nương tựa vào sự phát triển của thực tế, đặc biệt của khoa học kỹ thuật. Trong điều kiện hiện nay, cứ làm thí điểm trong mùa Xuân này, sau đó rút kinh nghiệm.

Còn tất nhiên không phải cúng online thì sẽ xóa bỏ hành lễ và cúng dường trực tiếp. Khi có điều kiện, cuộc sống trở lại bình thường thì tín ngưỡng này nên thực hành tại các chùa. Còn theo tôi việc cầu an bây giờ quan trọng nhất là chống covid-19 cho tất cả mọi người.

PGS.TS Chu Văn Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo: “Thỏa mãn nhu cầu của cả nơi nhận và nơi phát Tâm”

 PGS.TS Chu Văn Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo

Tôi thấy việc cúng online và nhận phát tâm qua ví điện tử là hợp lý. Việc người ta đóng tiền giọt dầu, công đức bằng hình thức trực tiếp mang đến hay gửi qua tài khoản chẳng ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo và tín ngưỡng, đều đáp ứng được, bằng hình thức này, hình thức khác. Bởi vì, miễn là phật tử có thể công đức số tiền với cơ sở thờ tự, với chùa để thỏa mãn niềm tin. Bây giờ không có đến được chùa ta có hình thức trực tuyến thì đó là tốt.

Việc không mang tiền lẻ đến chùa là văn minh vì chùa rải tiền lẻ là phản cảm, là bất cập, không có mỹ quan gì cả, ảnh hưởng tôn nghiêm của cơ sở thờ tự. Thay vì tôi rút mấy đồng tiền lẻ thì giờ tôi bấm cái, gửi vào tài khoản của nhà chùa là tốt nên không ảnh hưởng gì phải phản đối.

Tôi nghĩ sinh hoạt tín ngưỡng online trong lúc này thỏa mãn cả nhà chùa và phật tử. Bởi vì, đối với nhiều phật tử công đức là việc quan trọng, thường xuyên thực hành. Nhưng nay vì điều kiện dịch bệnh nên không thể đến chùa, không thể đóng góp thì việc phát tâm qua kênh online cũng là một hình thức hợp lý, phù hợp với thời đại số hóa.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần