Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cùng sinh viên trở về Hà Nội những năm 1990

Mới đây, tại Hà Nội, các bạn trẻ 9x (những người sinh năm 1990 -1999) đã tái hiện lại không gian thời kỳ chuyển giao giữa thế kỷ cũ và thế kỷ mới với những dấu ấn lịch sử đặc trưng của giai đoạn 1990 - 2000.
 Các bạn trẻ thích thú với khu trò chơi dân gian.

Sự kiện được tổ chức đều do 100% các bạn sinh viên thực hiện, từ khâu lên ý tưởng, bài trí, sắp xếp, đến chọn địa điểm,.. cũng vừa tròn 4 tháng. Buổi triển lãm với hai phần không gian đặc trưng “phần động” và “phần tĩnh” được ngăn cách bởi chiếc cầu thang đúng với cái tên “đường giao thoa”.

Trong đó, “phần động” là nơi có những âm thanh của chiếc băng cát sét, tivi đen trắng, chiếc máy bấm điện tử, sân chơi chắt chuyền, ô ăn quan. Bên cạnh đó còn là gian hàng ẩm thực với các món ăn như bánh đúc, kẹo kéo, từng “vang bóng một thời”.

Không phải là điều gì quá lớn lao, hay khiến tất cả những người đến đây đều phải trầm trồ, ngưỡng mộ, "Bản lề - Chuyện giao thoa" chỉ đơn thuần là một lát cắt về thập niên 90, được gây dựng lại qua cái nhìn, kỷ niệm, xúc cảm riêng của 17 người trẻ 9x khi hoài niệm về những năm tháng đất nước thập niên 90.

Còn “phần tĩnh” là phần gợi lại chút lắng trong tâm hồn của người xem. Đó là những cuốn sổ tay bài hát, những bài thơ viết vội, chiếc máy tính bàn dày cộp lặng lẽ nằm im tại một góc tường... Hay chiếc chạn bát bằng gỗ từng là vật dụng gắn bó với mỗi gia đình Việt Nam đều được các bạn trẻ sưu tầm và sắp xếp tại đây.

 Góc cosplay xuyên không (quay ngược thời gian) với những bộ quần áo xưa cũ.

Sự mộc mạc trong ý tưởng cùng ý nghĩa nhân văn mà sự kiện mang đến đã tạo dư âm trong con mắt cảm nhận của những người đến tham quan.

Bạn Nguyễn Thị Thanh Hằng, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội chia sẻ: “Đến với chương trình mình thấy có rất nhiều điều mới, có nhiều thứ mình trải qua rất lâu rồi nhưng nay mới có cơ hội nhìn lại. Có những thứ khá lạ, có thể là vì lâu quá nên mình không còn nhớ”.

Chị Mai (35 tuổi, Hà Nội) đến với sự kiện từ khá sớm, chăm chú theo dõi những kỷ vật được trưng bày tại “phần tĩnh” của chương trình chị bày tỏ: “Mình thực sự rất ấn tượng với cách bài trí của chương trình, đặc biệt khi đây lại là ý tưởng của những bạn sinh viên có tuổi đời còn khá trẻ. Bản thân mình khi nhìn những đồ vật này như gợi lại những kỷ niệm mình từng trải qua bởi những năm 1990 - 2000 mình cũng đang là một cô học sinh”.

 Dáng chụp ảnh huyền thoại được tái hiện chân thực tại góc cosplay xuyên không.
 Chạn bát từng là vật dụng không thể thiếu trong bất cứ gia đình nào cũng được các bạn trẻ sưu tầm.
 Cùng với chạn bát là xoong, nồi, bát đĩa... thông dụng ở thời bao cấp.
 Những bức ảnh nổi bật của giai đoạn những năm 90 thế kỷ trước.
 Đường giao thoa chuyển giao giữa không gian động và tĩnh.
 Món kẹo kéo đã gắn với tuổi thơ của rất nhiều người.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất cải cách chính sách tiền lương

Đề xuất cải cách chính sách tiền lương

01 May, 06:08 AM

Kinhtedothi – Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong DN.

Tự hào những phụ nữ “Ba đảm đang”

Tự hào những phụ nữ “Ba đảm đang”

30 Apr, 04:42 PM

Kinhtedothi - Tròn 60 năm phong trào “Ba đảm đang” ra đời (1965 - 2025), các thế hệ phụ nữ Hà Nội luôn phát huy truyền thống “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hăng hái tham gia các phong trào thi đua, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Chuyện về người lính biệt động Cà Mau ngày giải phóng

Chuyện về người lính biệt động Cà Mau ngày giải phóng

30 Apr, 03:21 PM

Kinhtedothi – Sau bao năm vào sinh ra tử, chứng kiến những đồng đội thân yêu lần lượt ngã xuống trong những trận đánh, người lính biệt động Lâm Anh Lữ vỡ òa hạnh phúc khi cùng đoàn quân tiếp quản thị xã Cà Mau vào Ngày đại thắng 30/4/1975.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ