Cuộc chiến bản quyền báo chí giữa Australia và Facebook: Tổn thất cho cả hai bên
Kinhtedothi - Việc Facebook chặn nội dung tin tức, tuyên chiến với các nhà lập pháp Australia vừa qua không chỉ ảnh hưởng tới Canberra mà về phía mạng xã hội lớn nhất thế giới cũng bị coi là bước đi sai lầm trong chiến lược.
Tin liên quan
-
Facebook quay lại bàn đàm phán với Australia trong cuộc chiến bản quyền báo chí
- Leo thang căng thẳng về bản quyền báo chí giữa Facebook và Australia
Nhằm mạnh tay với các công ty công nghệ lớn, Australia đã thúc đẩy dự luật Đàm phán Truyền thông Tin tức suốt 3 năm qua. Theo đó, dự luật được đề xuất yêu cầu những công ty công nghệ như Facebook và Google trả tiền trực tiếp cho các nhà xuất bản của Australia khi họ đăng tải tin tức hoặc liên kết đến website của họ, trước khi thay đổi thuật toán, các công ty này cần phải thông báo cho nhà xuất bản 28 ngày. Trong nỗ lực phản đối dự luật, Facebook trong một đêm đã xóa toàn bộ nguồn cung cấp dữ liệu của hàng chục trang thông tin truyền thông của Australia sau khi thông báo hạn chế chia sẻ các nội dung tin tức ở nước này.Quyết định thô bạo này đã thổi bùng lửa giận ở Australia. Theo hãng phân tích Chartbeat, hành động của Facebook đã ngay lập tức ảnh hưởng tới lượng truy cập website tin tức tại Australia, làm giảm khoảng 13% so với trước khi phong tỏa. Không chỉ có vậy, Facebook còn vô tình gây ảnh hưởng đến một số trang của tổ chức chính phủ và phi lợi nhuận. Điều này đặc biệt gây tổn hại khi từ 22/2, Australia tiến hành tiêm vaccine Covid-19 trên toàn quốc.Trong cuộc tranh luận nảy lửa tưởng chừng không có hồi kết này, Facebook đã có động thái nhượng bộ trước. Giám đốc cấp cao Facebook châu Á – Thái Bình Dương Simon Milner hôm 19/2 đã phải xin lỗi sau khi công ty vô tình cấm truy cập tài khoản của cơ quan chính phủ và tổ chức y tế quốc gia. Còn Thủ tướng Australia Scott Morrison tại cuộc họp báo hôm 20/2 ở Sydney cho biết, Facebook có ý định “kết bạn với chúng ta một lần nữa” và thông báo mạng xã hội lớn nhất thế giới sẽ quay lại bàn đàm phán”. Nhưng căng thẳng leo thang vừa qua giữa Facebook và Australia đem lại những thông điệp mới về vấn đề kiểm soát thông tin vốn nhạy cảm ở các quốc gia phương Tây.Trước đó, Facebook công khai ra hiệu sẽ tiếp tục phản đối dự luật báo chí mới, buộc các công ty công nghệ lớn phải trả tiền nội dung cho báo chí. Nhiều chuyên gia nhận định, Facebook vốn đã bị thiếu thiện cảm từ phía công chúng trong nhiều vấn đề và động thái bất ngờ ở Australia có thể là "giọt nước tràn ly" với nhiều người dùng Facebook. Mặc dù biện pháp này mà Facebook áp dụng chỉ giới hạn ở Australia nhưng các nhà xuất bản châu Âu cùng với các chính trị gia Anh và Canada cũng đã lên tiếng coi đây là một nỗ lực nhằm gây sức ép lên những chính phủ đang có ý định xem xét các biện pháp tương tự, theo Reuters. Thủ tướng Morrison từng khẳng định, những hành động của Facebook nhằm hủy kết bạn với Australia như cắt đứt các dịch vụ thông tin thiết yếu về y tế và dịch vụ khẩn cấp, là một sự ngạo mạn và đáng thất vọng.Đặt tiền lệ mớiBất chấp việc nhượng bộ, động thái trước đó của Facebook đối với Australia là lời cảnh báo cho các nhà lập pháp trên toàn thế giới. Theo giới phân tích, Facebook gần như đã sử dụng Australia như một phép thử sức mạnh của các nền dân chủ toàn cầu về việc liệu họ có muốn áp đặt các hạn chế đối với cách họ kinh doanh hay không. Các nhà xuất bản tin tức, theo Reuters, coi chiến thuật của Facebook là bằng chứng cho thấy công ty không thể được tin cậy như "người gác cổng" cho ngành xuất bản. Chủ tịch nhóm ngành Hiệp hội Truyền thông Tin tức Anh Henry Faure Walker cho biết, việc cấm đưa tin trong thời kỳ đại dịch toàn cầu là “một ví dụ kinh điển về việc một thế lực độc quyền là kẻ bắt nạt ở sân trường, tìm cách bảo vệ vị trí thống trị của mình mà không quan tâm nhiều đến công dân và khách hàng mà họ phục vụ". Người đứng đầu hiệp hội các nhà xuất bản tin tức BDZV của Đức, ông Dietmar Wolff nói rằng: “Đã đến lúc các chính phủ trên toàn thế giới hạn chế sức mạnh thị trường của các nền tảng gác cổng”.Nhưng mặt khác, quyết định chặn tin tức ở Australia cũng có thể đặt Facebook vào thế đối đầu với một loạt quốc gia phương Tây đang xem xét các đạo luật kiểm soát thông tin. Dự luật của Australia yêu cầu các nền tảng như Facebook, Google ký thỏa thuận thương mại với các nhà xuất bản cho liên kết dẫn tới nội dung tin tức xuất hiện trên Bảng tin hay kết quả tìm kiếm. Nếu không, họ phải đồng ý với mức phí mà trọng tài bắt buộc đưa ra. Hạ viện Australia đã thông qua dự luật và dự kiến Thượng viện cũng sẽ làm như vậy vào tuần tới.Còn tại Mỹ, Liên minh Truyền thông Tin tức với 2.000 tổ chức thành viên cũng đang vận động thông qua dự luật "Bảo tồn và Cạnh tranh báo chí" với những điều khoản tương tự dự luật của Australia.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Syria lên tiếng về vụ không kích của Mỹ tại tỉnh Deir Ez-Zor
Kinhtedothi - Bộ Ngoại giao Syria nhấn mạnh nước này phản đối mạnh mẽ cuộc không kích của Mỹ nhằm vào lực lượng dân q...XEM THÊM -
Hơn 2,5 triệu ca tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu, Mỹ “bật đèn xanh” cho vaccine của Johnson & Johnson
Kinhtedothi - Thế giới ghi nhận gần 114 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 2,5 triệu người chết. Trong khi đó, giới chức Mỹ...XEM THÊM -
Đại sứ Myanmar hối thúc Liên Hợp quốc can thiệp chấm dứt chính biến
Kinhtedothi - Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp quốc Kyaw Moe Tun, đã kêu gọi tổ chức này can thiệp để khôi phục nền dân ch...XEM THÊM -
Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ ASEAN giúp đỡ Myanmar
Ngày 26/2, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tổ chức phiên họp không chính thức thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Myanmar...XEM THÊM -
Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028?
Kinhtedothi - Theo bà Helen Qiao - Trưởng bộ phận kinh tế châu Á tại Bank of America, nhờ những nỗ lực cải cách kinh ...XEM THÊM -
Tổng thống Đức cảnh báo về việc EU cắt đứt mọi quan hệ với Nga
Kinhtedothi - Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh, cả phương Tây và Nga đều có trách nhiệm đối với hòa b...XEM THÊM
-
Nga lên án hành vi tấn công Syria của Mỹ
Kinhtedothi - Sputnik hôm nay (26/2) dẫn nguồn tin Bộ Ngoại Nga cho biết, Moscow lên án cuộc không kích của quân đội Mỹ vào miền Đông Syria, và coi đây là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế không th...26-02-2021 15:07
-
Các bằng chứng mới gợi ý Covid-19 đã lan rộng ở Trung Quốc trước tháng 12/2019
Kinhtedothi - Số lượng và trình tự gen của các trường hợp đầu tiên được xác định bởi Trung Quốc cho thấy, coronavirus đã lây lan trước đầu tháng 12 năm 2019.26-02-2021 13:54
-
Chứng khoán Mỹ: Trải qua phiên bán tháo mạnh nhất từ tháng 10, Dow Jones “bốc hơi” hơn 500 điểm
Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư đổ xô bán tháo các tài sản rủi ro, đặc biệt là những cổ phiếu công nghệ tăng trưởng cao.26-02-2021 13:18
-
Lệnh tấn công Syria của Tổng thống Mỹ Biden gây tranh cãi
Kinhtedothi - CNN đưa tin, quân đội Mỹ ngày 25/2 đã thực hiện lệnh không kích một địa điểm ở Syria được cho là do 2 nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn, đánh dấu hành động quân sự được thông báo đầu ...26-02-2021 12:13
-
Hơn 113 triệu ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu, EU cảnh báo không nên sớm gỡ biện pháp hạn chế
Kinhtedothi – Thế giới cầu ghi nhận hơn 113,5 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 2,5 triệu ca tử vong vì Covid-19; EU cảnh báo các nước không vội dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch.26-02-2021 11:14
- Thành Nhà Hồ - 10 năm bảo tồn, phát huy giá trị di sản
- Huyện Mê Linh: Nhịp sống trở lại bình thường tại thôn Do Hạ
- HNX tính chuyện nhận một số mã chứng khoán từ HOSE, bổ nhiệm phụ trách Ban điều hành
- Chuyện cảm động của sinh viên trường Y đi chống dịch Covid-19
- Hải Phòng tiếp tục dừng một số hoạt động từ ngày 1/3/2021
- Hà Nội: Rạp chiếu phim vắng hoe giữa mùa cao điểm
- Vụ thịt lợn “bẩn” ở Chương Mỹ: Lực lượng quản lý thị trường nói gì?
- Một số phản ứng không mong muốn khi tiêm vaccine phòng Covid-19: Nhận biết và cách xử trí
- Cầu Giấy sẵn sàng cho học sinh đi học trở lại