Cuộc chiến nhất thời

Nguyên Sa
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cuộc chiến tranh giá dầu chỉ nhất thời nên cuộc khủng hoảng dầu lửa lần này không đưa lại hệ luỵ sâu rộng và lâu dài gì.

Ngày 6/3 vừa qua, sau khi Ả rập Saudi và Nga không đạt được thoả thuận về giảm khối lượng khai thác và xuất khẩu dầu lửa hàng ngày và rồi Ả rập Saudi lại quyết định đơn phương tăng khối lượng khai thác và xuất khẩu dầu lửa hàng ngày, được coi là thời điểm bắt đầu một kiểu chiến tranh giá dầu giữa hai nước nói trên. Sau Mỹ, Ả rập Saudi và Nga xếp thứ hai và thứ ba trong bảng xếp hạng những nước khai thác nhiều dầu lửa nhất trên thế giới. Trên thị trường thế giới, giá dầu lửa đã giảm bởi tác động của dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra thì nay giảm thêm mạnh nhờ quyết sách mới kia của Ả rập Saudi. Dịch bệnh đã làm giảm đi rõ rệt nhu cầu tiêu dùng dầu lửa ở khắp mọi nơi trên thế giới. Giá dầu lửa giảm vì nhu cầu tiêu dùng dầu lửa giảm. Bây giờ, Ả rập Saudi trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tác động như thế lại còn tăng cung ứng nên hiệu ứng cộng hưởng không thể tránh khỏi là giá dầu trượt dốc càng thêm nhanh và mạnh. Mục đích chính của Ả rập Saudi là buộc Nga phải chấp nhận cùng giảm khối lượng khai thác dầu lửa hàng ngày, tức là giảm cung để giá dầu không giảm và dần tăng. Ả rập Saudi cũng còn đồng thời nhằm cả vào Mỹ với mục đích tương tự bởi nếu chỉ có Ả rập Saudi và Nga giảm khối lượng khai thác dầu lửa hàng ngày trong khi Mỹ không thì Mỹ được lợi trước hết và nhiều nhất trong khi cả hai nước kia chẳng biết được lợi bao nhiêu. 

 Giá dầu thấp gây bất lợi cho cả Nga, Mỹ và Ả Rập Saudi

Giá dầu lửa hiện tại rất thấp. Nếu coi đấy là biểu hiện của một cuộc khủng hoảng dầu lửa mới thì cuộc khủng hoảng dầu lửa này khác biệt rất cơ bản so với hai lần xảy ra khủng hoảng trước đó là vào năm 1972/1973 và 1979. Cả hai lần này đều có nguyên do chính trị thế giới và đều do giá dầu tăng. Bây giờ là khủng hoảng dầu lửa do dịch bệnh và do giá dầu lửa giảm.

Trong cuộc chiến hiện tại, lợi thế của Ả rập Saudi là chi phí khai thác rất thấp, chỉ không đầy 3 USD / thùng (159 lít) trong khi của Nga phải hơn 20 USD còn của Mỹ thì cao gần gấp đôi Nga do công nghệ khai thác khác (fracking và Horizontal Drilling) và năng xuất khai thác hàng ngày. Điểm yếu chết người của Ả rập Saudi là phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu lửa ở mức độ cao hơn rất nhiều so với Mỹ và Nga. Nói theo cách khác, Ả rập Saudi cần giá dầu rất cao, khoảng từ 85 USD/ thùng trở lên, để có được thu nhập giúp cân bằng ngân sách nhà nước trong khi Nga chỉ cần mức giá từ khoảng 30-35 USD/ thùng và Mỹ cần từ hơn 40 USD/ thùng. Nga có lợi thế là có thể dùng quỹ dự trữ hiện 550 tỷ USD để bù đắp cho thiệt hại bởi giá dầu thấp trong khi các hãng khai thác dầu của Mỹ đều là tư nhân nên công ty nào phá sản bởi giá dầu thấp gây sản xuất kinh doanh thua lỗ đều được các hãng lớn hơn và mạnh khoẻ hơn về vốn liếng thâu tóm, tức là lọt sàng thì xuống nia.

Từ đó có thể thấy giá dầu thấp thì cả ba nước nói trên đều bị thua thiệt. Cuộc chiến tranh giá dầu hiện tại này tuy trên danh nghĩa chỉ giữa Ả rập Saudi và Nga nhưng lại khiến cho Mỹ bị vạ lây trước hết. Giới công nghiệp dầu lửa ở Mỹ vốn đã ủng hộ ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ năm 2016 và hiện tại vẫn đóng vai trò rất quyết định tới cơ may của ông Trump được tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở nước Mỹ. Cho nên không có gì là khó hiểu khi giá dầu thấp gây rủi ro quyền lực lớn cho ông Trump và ông Trump phải thương thảo với tổng thống Nga Vladimir Putin và tìm cách gây áp lực với Ả rập Saudi.

Trong cuộc chơi này, bên nào trường vốn hơn, có nghĩa là chịu thiệt hại được lâu hơn, cuối cùng sẽ thắng. Nhưng kể cả được như thế thì cái giá đã phải trả cũng vẫn quá đắt. Vì thế, rồi đây, mà sẽ sớm chứ không muộn, Ả rập Saudi và Nga sẽ đạt được thoả hiệp với nhau cả trong khuôn khổ song phương lẫn trong cái gọi là khuôn khổ Opec+ về cắt giảm mức độ khai thác dầu lửa hàng ngày. Nhưng họ cũng sẽ tìm cách thúc ép Mỹ cũng phải cắt giảm theo bởi nếu không thì Mỹ chẳng phải làm gì nhưng được lợi nhiều nhất. Ông Trump sẽ thêm khó khăn và khó xử vì chính phủ Mỹ không có quyền áp đặt ý chí cho giới công nghiệp dầu khí tư nhân trong khi ngành công nghiệp dầu lửa ở Ả rập Saudi và Nga đều thuộc sở hữu của nhà nước. Cuộc chiến tranh giá dầu chỉ nhất thời nên cuộc khủng hoảng dầu lửa lần này không đưa lại hệ luỵ sâu rộng và lâu dài gì.

Dịch bệnh đã làm giảm đi rõ rệt nhu cầu tiêu dùng dầu lửa ở khắp mọi nơi trên thế giới. Giá dầu lửa giảm vì nhu cầu tiêu dùng dầu lửa giảm. Bây giờ, Ả rập Saudi trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tác động như thế lại còn tăng cung ứng nên hiệu ứng cộng hưởng không thể tránh khỏi là giá dầu trượt dốc càng thêm nhanh và mạnh. Mục đích chính của Ả rập Saudi là buộc Nga phải chấp nhận cùng giảm khối lượng khai thác dầu lửa hàng ngày, tức là giảm cung để giá dầu không giảm và dần tăng. Ả rập Saudi cũng còn đồng thời nhằm cả vào Mỹ với mục đích tương tự bởi nếu chỉ có Ả rập Saudi và Nga giảm khối lượng khai thác dầu lửa hàng ngày trong khi Mỹ không thì Mỹ được lợi trước hết và nhiều nhất trong khi cả hai nước kia chẳng biết được lợi bao nhiêu.

Giá dầu lửa hiện tại rất thấp. Nếu coi đấy là biểu hiện của một cuộc khủng hoảng dầu lửa mới thì cuộc khủng hoảng dầu lửa này khác biệt rất cơ bản so với hai lần xảy ra khủng hoảng trước đó là vào năm 1972/1973 và 1979. Cả hai lần này đều có nguyên do chính trị thế giới và đều do giá dầu tăng. Bây giờ là khủng hoảng dầu lửa do dịch bệnh và do giá dầu lửa giảm.

Trong cuộc chiến hiện tại, lợi thế của Ả rập Saudi là chi phí khai thác rất thấp, chỉ không đầy 3 USD / thùng (159 lít) trong khi của Nga phải hơn 20 USD còn của Mỹ thì cao gần gấp đôi Nga do công nghệ khai thác khác (fracking và Horizontal Drilling) và năng xuất khai thác hàng ngày. Điểm yếu chết người của Ả rập Saudi là phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu lửa ở mức độ cao hơn rất nhiều so với Mỹ và Nga. Nói theo cách khác, Ả rập Saudi cần giá dầu rất cao, khoảng từ 85 USD/ thùng trở lên, để có được thu nhập giúp cân bằng ngân sách nhà nước trong khi Nga chỉ cần mức giá từ khoảng 30-35 USD/ thùng và Mỹ cần từ hơn 40 USD/ thùng. Nga có lợi thế là có thể dùng quỹ dự trữ hiện 550 tỷ USD để bù đắp cho thiệt hại bởi giá dầu thấp trong khi các hãng khai thác dầu của Mỹ đều là tư nhân nên công ty nào phá sản bởi giá dầu thấp gây sản xuất kinh doanh thua lỗ đều được các hãng lớn hơn và mạnh khoẻ hơn về vốn liếng thâu tóm, tức là lọt sàng thì xuống nia.

Từ đó có thể thấy giá dầu thấp thì cả ba nước nói trên đều bị thua thiệt. Cuộc chiến tranh giá dầu hiện tại này tuy trên danh nghĩa chỉ giữa Ả rập Saudi và Nga nhưng lại khiến cho Mỹ bị vạ lây trước hết. Giới công nghiệp dầu lửa ở Mỹ vốn đã ủng hộ ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ năm 2016 và hiện tại vẫn đóng vai trò rất quyết định tới cơ may của ông Trump được tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở nước Mỹ. Cho nên không có gì là khó hiểu khi giá dầu thấp gây rủi ro quyền lực lớn cho ông Trump và ông Trump phải thương thảo với tổng thống Nga Vladimir Putin và tìm cách gây áp lực với Ả rập Saudi.

Trong cuộc chơi này, bên nào trường vốn hơn, có nghĩa là chịu thiệt hại được lâu hơn, cuối cùng sẽ thắng. Nhưng kể cả được như thế thì cái giá đã phải trả cũng vẫn quá đắt. Vì thế, rồi đây, mà sẽ sớm chứ không muộn, Ả rập Saudi và Nga sẽ đạt được thoả hiệp với nhau cả trong khuôn khổ song phương lẫn trong cái gọi là khuôn khổ Opec+ về cắt giảm mức độ khai thác dầu lửa hàng ngày. Nhưng họ cũng sẽ tìm cách thúc ép Mỹ cũng phải cắt giảm theo bởi nếu không thì Mỹ chẳng phải làm gì nhưng được lợi nhiều nhất. Ông Trump sẽ thêm khó khăn và khó xử vì chính phủ Mỹ không có quyền áp đặt ý chí cho giới công nghiệp dầu khí tư nhân trong khi ngành công nghiệp dầu lửa ở Ả rập Saudi và Nga đều thuộc sở hữu của nhà nước. Cuộc chiến tranh giá dầu chỉ nhất thời nên cuộc khủng hoảng dầu lửa lần này không đưa lại hệ luỵ sâu rộng và lâu dài gì.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần