Kỳ họp có sự tham dự của khoảng 1.500 đại biểu, bao gồm các Bộ Trưởng phụ trách môi trường và các quan chức cấp cao khác từ 183 quốc gia thành viên, cùng với Lãnh đạo các cơ quan Liên hợp quốc, các ngân hàng phát triển khu vực, các tổ chức chính trị - xã hội và Lãnh đạo DN để cùng chia sẻ ý tưởng, giải pháp và hành động cần thiết hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường toàn cầu. Kỳ họp còn có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành của Trung ương và địa phương, đơn vị, DN quan tâm đến đầu tư trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của Việt Nam.
Là một trong những cuộc họp toàn cầu quan trọng nhất về môi trường trong năm 2018, Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) đã và đang cho thấy tầm ảnh hưởng và tính hiệu quả của GEF góp phần vào phát triển bền vững trên toàn thế giới, đồng thời bảo vệ các mục tiêu chung toàn cầu.Theo bà Naoko Ishii - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Quỹ Môi trường toàn cầu, Kỳ họp lần này là “cơ hội để thế giới chung tay kiến tạo nên một hành tinh an toàn hơn, đảm bảo hơn và đáng sống hơn”.
Bà Naoko Ishii cũng nhấn mạnh: “Kịch bản phát triển thông thường sẽ tạo ra thảm họa và thay đổi mang tính gia tăng sẽ không bao giờ đủ. Giải pháp duy nhất chính là quá trình chuyển đổi. Chúng ta cần phải thay đổi hệ thống lương thực, đô thị, năng lượng và chuyển đổi thành nền kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ, và đó chính là những gì GEF mong muốn thực hiện được trong tương lai”.Ngoài các phiên họp toàn thể, Kỳ họp sẽ có các cuộc thảo luận bàn tròn về: Lương thực, khôi phục và sử dụng đất; các TP bền vững; kinh tế xanh lam; hợp tác để thực hiện Chương trình nghị sự 2030; các mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học; kinh tế tuần hoàn; rác thải nhựa đại dương; cảnh quan bền vững Amazon và Congo; động vật hoang dã; giới và môi trường; đổi mới trong năng lượng sạch; tài chính bảo tồn; đất khô cằn bền vững.Trước khi Kỳ họp Đại Hội đồng GEF 6 diễn ra, các sự kiện quan trọng, bao gồm: Phiên họp Hội đồng GEF lần thứ 54 diễn ra trong các ngày từ 24 - 26/6/2018 và cuộc họp của Hội đồng Quỹ Biến đổi khí hậu Đặc biệt (SCCF)/ Quỹ Uỷ thác cho các nước kém phát triển (LCDF) lần thứ 24 và Diễn đàn Xã hội dân sự. Chương trình tham quan các Dự án GEF 6 ở TP Đà Nẵng sẽ diễn ra vào ngày 29/6/2018. Bên cạnh đó, các sự kiện bên lề và triển lãm cũng sẽ diễn ra trong suốt Tuần lễ Hội nghị.
15 sự kiện bên lề
1. Sạch, mát, thông minh: Chiến lược hệ thống lương thực và khái niệm dây chuyền lạnh để tăng cường tính chống chịu với biến đổi khí hậu do Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) chủ trì.
2. CBIT: Tăng cường năng lực quốc gia để đáp ứng yêu cầu về minh bạch do Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) chủ trì.3. Cơ sở hạ tầng bền vững - Xây dựng đổi mới và chuyển động toàn cầu để phòng tránh mất đa dạng sinh học và suy thoái hóa rừng từ đầu tư cơ sở hạ tầng do Ngân hàng phát triển châu Á chủ trì.4. Tư vấn về các hướng dẫn thực hiện chính sách của GEF về sự tham gia của các bên có liên quan do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) chủ trì.5. Đối thoại đa bên về các thành phố khu vực Đông Nam Á về chuyển đổi thành công hướng tới cơ chế khí hậu Paris sau năm 2020 do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) chủ trì.6. Hệ thống năng lượng đô thị do Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) chủ trì.7. Các diễn đàn cho người dùng hỗ trợ đạt được mục tiêu giảm thiểu suy thoái đất do Công ước Liên Hiệp Quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) và Tổ chức Bảo tồn quốc tế (CI) chủ trì.8. Người bản địa và Quỹ Môi trường toàn cầu do GEF chủ trì.9. Mục tiêu thiên niên kỉ số 15 về đất đai trên trái đất: Tối đa hóa lợi ích toàn của đất khô cằn do CI, FAO và UNCCD chủ trì.10. Tận dụng lợi ích môi trường toàn cầu thông qua đổi mới công nghệ sạch và kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như khởi nghiệp do UNIDO chủ trì.11. An ninh môi trường do Ban tư vấn về khoa học và kỹ thuật (STAP) chủ trì.12. Cân bằng nhu cầu tăng lương thực và bền vững ở các nước đang phát triển do Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) chủ trì.13. Quy hoạch không gian cho các khu bảo tồn để ứng phó với biến đổi khí hậu do CI và STAP chủ trì.14. Nhân rộng Chương trình tài trợ nhỏ của GEF: Kinh nghiệm từ Danh mục Quỹ Thích ứng do Quỹ Thích ứng chủ trì.15. Bài học rút ra từ các Diễn đàn tri thức do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ do GEF chủ trì.