Cuối năm, tăng cường triệt xóa ổ nhóm hàng lậu, hàng giả
Kinhtedothi - Những tháng cuối năm là thời điểm các đối tượng kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng lậu mở rộng hoạt động, vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, làm xấu hình ảnh DN. Để ngăn chặn tình trạng này, các lực lượng chức năng, đặc biệt là cơ quan quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đang đẩy mạnh điều tra, xử lý các ổ nhóm, đường dây buôn lậu lớn...
Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra nguồn gốc xuất xứ xe máy nhập khẩu trên đường Tôn Đức Thắng. Ảnh: Lê Nam |
Hàng lậu, hàng giả vẫn tung hoành
Theo Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại (BCĐ 389) TP Hà Nội, trong tháng 11/2020, lực lượng chức năng đã phát hiện xử lý 3.273 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, thu nộp ngân sách trên 340 tỷ đồng. Mới đây, ngày 3/11, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội) kiểm tra cơ sở sản xuất, gia công quần áo tại C14 Vinh Quang (KCN Ninh Hiệp, xã Ninh Hiệp) đã phát hiện cơ sở này sản xuất quần, áo giả mạo nhãn hiệu Adidas, Chanel, Burberry, Gucci với số lượng lên đến 124.101 chiếc quần, áo thành phẩm… Trước đó, ngày 22/10, Đội QLTT số 10 qua kiểm tra khu vực đỗ xe trả hàng hóa nội địa kho hàng hóa ACSV thuộc Công ty CP Dịch vụ hàng hóa hàng không Nội Bài đã phát hiện 2 kiện hàng gồm 376 chiếc điện thoại di động iphone các loại. Tại thời điểm kiểm tra chủ hàng không xuất trình hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp, không kiểm định chất lượng sản phẩm. Dù liên tục kiểm tra, bắt giữ nhưng tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Trịnh Quang Đức chia sẻ: Để trốn tránh lực lượng chức năng, các đối tượng buôn lậu thường tập kết hàng hóa ở các tỉnh ven Hà Nội, sau đó xé lẻ đưa vào TP theo nhiều cung đường, địa điểm, thời gian khác nhau. Trong quá trình vận chuyển, các đối tượng thường trà trộn hàng lậu với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ. Thủ đoạn của các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp, có sự phân công chặt chẽ, hình thành các đầu mối chuyên cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện, bao bì, tem nhãn. Đối tượng sản xuất hàng giả không chỉ là người Việt Nam mà có cả người nước ngoài nên việc xác minh lý lịch đối tượng để xác lập chuyên án đấu tranh gặp nhiều khó khăn.Tăng cường đấu tranh ngăn chặnĐể ngăn chặn tình trạng buôn bán hàng lậu, hàng giả, trong những tháng cuối năm và Tết Tân Sửu, Tổng cục QLTT đã ban hành Kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường. Cụ thể, yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, chú trọng các mặt hàng có nhu cầu cao trong phòng, chống dịch Covid-19; các mặt hàng thiết yếu được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch và Tết Tân Sửu 2021.Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Chu Xuân Kiên cho biết, nhằm thực hiện nghiêm yêu cầu của Tổng cục QLTT, từ nay đến Tết Nguyên đán, lực lượng QLTT Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác điều tra, nắm tình hình thị trường; lập danh sách đối tượng, cơ sở có biểu hiện nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại, đánh mạnh vào các đường dây, ổ nhóm, đầu nậu lớn. Xác lập các chuyên án, đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vi phạm ATTP tại các địa bàn trọng điểm như: Chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm), chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm), chợ Hòa Bình (Hai Bà Trưng), Ga Hà Nội, Sân bay Nội Bài, một số kho, bến bãi thuộc quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì...Thông tin thêm về hoạt động chống buôn lậu, hàng giả những tháng cuối năm 2020 và Tết Tân Sửu, Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Trần Việt Hùng chia sẻ: Lực lượng QLTT Hà Nội sẽ đẩy mạnh phối hợp với UBND các quận, huyện tổ chức kiểm tra ngăn chặn tình trạng lợi dụng các hội chợ Xuân để tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng. Nhưng để có thể ngăn chặn triệt để hàng lậu đòi hỏi các hộ kinh doanh chấp hành các quy định của pháp luật, phát hiện, tố giác các đối tượng, cơ sở buôn lậu. Đồng thời lực lượng chức năng cần phân định rõ trách nhiệm từng địa bàn và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm chính nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu số lượng lớn trên địa bàn, nhất là thời điểm cuối năm.
Lợi dụng sự thiếu quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu của DN; sự thiếu hiểu biết và không được cập nhật kiến thức, thông tin đầy đủ của người tiêu dùng về phân biệt hàng thật, hàng giả, các đối tượng đã tìm cách nhập lậu các loại hàng giả mang nhãn mác của Việt Nam hoặc các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài có nhu cầu tiêu thụ cao và cung cấp ra thị trường. Hành vi này gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của người tiêu dùng, uy tín, thương hiệu của các DN Việt uy tín.Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Chu Xuân Kiên |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- Giá lợn hơi hôm nay 20/4/2021: Biến động từ 1.000 - 2.000 đồng/kg
- Giá tiêu hôm nay 20/4: Thị trường trong nước bình lặng trong khi tiêu Ấn Độ tiếp tục tăng
- Giá cà phê hôm nay 20/4: Đồng loạt tăng, Robusta vượt qua mốc 1.400 USD/tấn
- Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
-
Giá xăng dầu ngày 19/4: Rời đỉnh sau 1 tháng tăng
Kinhtedothi - Giá xăng dầu hôm nay đã quay đầu giảm khi thị trường dấy lên lo ngại nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu suy gi...XEM THÊM -
Việt Nam nỗ lực lớn để Mỹ đưa ra khỏi danh sách nước thao túng tiền tệ
Kinhtedothi - Tại buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại trụ sở Chính phủ sáng 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạ...XEM THÊM -
Triển khai dịch vụ mua bán vàng miếng SJC tại SeABank
Kinhtedothi - Từ ngày 19/4/2021, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - mã chứng khoán SSB) triển khai dịch vụ mua bán ...XEM THÊM -
Giá thép xây dựng hôm nay 19/4: Đầu tuần, thép xây dựng giữ nguyên giá
Kinhtedothi - Trong ngày làm việc đầu tiên của tuần mới (19/4), các hãng thép không có thay đổi về mức giá sau khi tă...XEM THÊM -
Thiếu hụt nguồn cung, laptop ồ ạt tăng giá
Kinhtedothi - Hiện nhiều cửa hàng, siêu thị kinh doanh máy tính laptop đồng loạt thông báo laptop nhãn hiệu Dell mã 5...XEM THÊM -
Chủ động đề phòng lạm phát
Kinhtedothi - Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, trong năm 2021, giá cả ở Việt Nam còn nhiều yếu tố làm tăng chỉ...XEM THÊM
-
Tỷ giá USD trên thị trường đảo chiều giảm mạnh, các ngân hàng tăng
Kinhtedothi - Sáng nay (19/4), tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD giảm 6 đồng so với mức công bố trước. Tỷ giá USD tại thị trường tự do đảo chiều giảm mạnh, các ngân hàng thương tăng giá.19-04-2021 10:07
-
Giá vàng SJC tăng cao, lo ngại rủi ro gia tăng
Kinhtedothi - Sáng nay (19/4), giá vàng SJC tăng cao. Giới đầu tư lo ngại rủi ro gia tăng trên thị trường khi căng thẳng địa chính trị và dịch bệnh chưa được hạn chế bất chấp các nước đang đẩy mạnh...19-04-2021 09:29
-
Giá tiêu hôm nay 19/4: Tăng gấp rưỡi đầu năm, nông dân lãi một nhưng có doanh nghiệp lãi đến hai
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 19/4 trong khoảng 67.500 - 71.000 đồng/kg. Giá tiêu trong nước tiếp tục đi ngang. Tuần trước giá tiêu giảm 2.500 - 3.000 đồng/kg.19-04-2021 06:06
-
Giá cà phê hôm nay 19/4: Thế giới tăng trong sự thận trọng, trong nước hướng tới mốc 33 triệu đồng/tấn
Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 19/4 cao nhất 32.700 đồng/kg. Giá cà phê 2 ngày cuối tuần trước đi ngang.19-04-2021 06:02
-
Xuất khẩu hàng hóa sang EU: Chinh phục thị trường bằng chất lượng
Kinhtedothi - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang mở ra triển vọng cho hàng hóa Việt Nam chen chân vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới.18-04-2021 20:34
- Thời tiết hôm nay 20/4: Hà Nội trưa chiều trời nắng, nhiệt độ cao nhất 32 độ C
- Yêu cầu Công ty Gia Bảo tạm dừng cung cấp thực phẩm cho trường học
- Thạch Thất đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới
- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Lòng tin và đối thoại là giải pháp cho nền hòa bình bền vững
- Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Đề cao vai trò kinh tế châu Á, thúc đẩy quản trị toàn cầu
- Hà Nội: Không chủ quan, lơ là phòng chống dịch Covid-19
- 6 bệnh nhân nhập cảnh mắc Covid-19
- Chậm nhất ngày 28/4 công bố danh sách chính thức ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp
- Công an TP Hà Nội: Không có chuyện chọn “số đẹp” khi làm căn cước công dân gắn chíp