Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cựu chiến binh làm giàu từ vốn vay ưu đãi

Kinhtedothi - Không chờ đợi sự chăm lo của Nhà nước về chế độ chính sách, phần đông các cựu chiến binh (CCB) không đầu hàng số phận, vượt khó để hòa nhập và làm ăn bằng chính sức lực còn lại của mình.
 Ông Nguyễn Văn Ngâm thương binh 4/4 thành công nhờ mô hình nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Ngọc Trâm
Đến xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì (Hà Nội), hỏi đường vào nhà ông Nguyễn Văn Ngâm, ai cũng biết rõ. Ông sinh năm 1954, thương binh hạng 4/4, một trong hàng trăm thương, bệnh binh của Thanh Trì sau khi rời quân ngũ trở về với đời sống thường ngày vẫn lạc quan, yêu đời, tự mình vượt lên mọi nỗi đau thương tật làm kinh tế hiệu quả.
Dù là bệnh binh nhưng mỗi tháng gia đình ông thu nhập gần 70 triệu đồng từ mô hình nuôi trồng thủy sản và VAC - mức thu nhập khá cao ở nông thôn. Hiện trang trại của ông với 9 hecta ao, vườn nuôi hàng chục loại cá, baba, tôm, cua... Ông cũng là người khởi xướng phong trào chuyển đổi trồng lúa sang nuôi tôm càng xanh của xã. “Nhờ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thanh Trì cộng với vốn kiến thức làm bên thủy nông (từ khi đi bộ đội về) đã giúp tôi thành công, có được cơ ngơi như hiện nay”- ông Ngâm chia sẻ. Không những thế, ông còn phổ biến kinh nghiệm mô hình làm kinh tế cho rất nhiều hội viên CCB.

Ở huyện Thanh Trì, chuyện thương, bệnh binh hăng say dấn thân vào “mặt trận” mới – mặt trận kinh tế để vượt khó, giảm nghèo, làm giàu không phải là hiếm.

Anh Trần Quang Tuấn, thôn Đông Mỹ, thương binh hạng 2, năm 2004, anh mạnh dạn vay vốn để lập nghiệp, đến nay, giá trị tài sản xưởng may của anh lên đến hàng tỷ đồng, thu hút được 36 lao động, bình quân thu nhập mỗi người cũng được 5 - 6 triệu đồng/tháng…. Kinh tế ổn định, nhờ vậy con cái anh có điều kiện ăn học thành đạt.

Với nghị lực phi thường “tàn mà không phế”, phong trào thi đua “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” được triển khai tích cực, sâu rộng dưới nhiều hình thức, phối hợp mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, dạy nghề cho hội viên… đã thu hút đông đảo hội viên tham gia. Ông Nguyễn Như Khôi - Chủ tịch Hội CCB xã Đông Mỹ chia sẻ, Hội được NHCSXH huyện Thanh Trì ủy thác hơn 2 tỷ đồng, cho vay được 49 hộ để giải quyết việc làm, vay giảm nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường… Bên cạnh đó, các thành viên còn xây dựng quỹ Hội, cho hội viên có nhu cầu làm kinh tế vay không lấy lãi hoặc lãi suất thấp…

Theo đánh giá của ông Nguyễn Kim Phung - Giám đốc NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội, những năm qua, Hội CCB các cấp TP đã tích cực tổ chức thực hiện hiệu quả công tác ủy thác cho vay từ Chi nhánh NHCSXH, hỗ trợ hội viên nghèo vay vốn phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó, Hội CCB còn phối hợp với NHCSXH các cấp trong công tác kiểm tra, giám sát, ưu tiên nguồn lực cho các đơn vị có chất lượng tín dụng còn thấp và đã có nhiều giải pháp đồng bộ, tích cực để củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. Ðể nguồn vốn tín dụng chính sách qua việc ủy thác cho vay ngày một đạt hiệu quả cao và bền vững hơn, cả Hội CCB và NHCSXH tiếp tục đi cơ sở, bám sát đặc điểm từng địa bàn, từ đó nghiên cứu, tổng hợp, phổ biến kinh nghiệm các nơi giúp người vay vốn xem xét áp dụng vào thực tiễn của mình như chăn nuôi, trồng trọt, phát triển ngành nghề... để đồng vốn sinh lời ngày một cao hơn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ