Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cựu Chủ tịch Vinashin và 3 đồng phạm hầu tòa

Kinhtedothi - Dự kiến ngày 10/6, TAND TP Hà Nội sẽ đưa vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) ra xét xử sơ thẩm. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 3 ngày (từ 10 - 12/6).
Nhận chi lãi ngoài từ Oceanbank hơn 105 tỷ đồng
4 bị can bị đưa ra xét xử cùng về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” gồm: Nguyễn Ngọc Sự (SN 1957) - nguyên Chủ tịch HĐTV Vinashin; Trần Đức Chính (SN 1976) - nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Vinashin; Trương Văn Tuyến (SN 1950) - nguyên Tổng Giám đốc Vinashin và Phạm Thanh Sơn (SN 1972) - nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinashin.
 
Theo cáo trạng truy tố của VKSND tối cao, năm 2010, Vinashin được nhận 2.200 tỷ đồng từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để tái cơ cấu và 4.190 tỷ đồng của Chính phủ cấp tạm ứng vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, 4 bị can trên đã bàn bạc và quyết định gửi số tiền trên theo hạn mức có kỳ hạn vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank). Cơ quan chức năng xác định, từ tháng 3/2011 - 8/2014, Trần Đức Chính đã nhận hơn 105 tỷ đồng do các cán bộ của OceanBank chi ngoài lãi suất cho các hợp đồng tiền gửi của Vinashin. Số tiền này Chính trực tiếp quản lý, không hạch toán vào nguồn thu của Vinashin mà để ngoài sổ sách. Từ đó xác định, 4 bị can (Sự, Chính, Tuyến và Sơn) phải chịu trách nhiệm hình sự đồng phạm về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền hơn 105 tỷ đồng của Oceanbank.
Ai là chủ mưu?
Cá thể hoá vai trò thực hiện hành vi phạm tội, Viện KSND tối cao xác định, bị can Nguyễn Ngọc Sự đã trực tiếp ký 12 hợp đồng trên giao dịch gửi tiền vào Oceanbank và chiếm hưởng cá nhân 8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, theo ủy quyền của Trương Văn Tuyến, bị can Chính đã trực tiếp ký nhiều hợp đồng trên giao dịch phát sinh tiền gửi tại Oceanbank.
Đồng thời, trực tiếp nhận, quản lý, sử dụng trái nguyên tắc số tiền ngoài lãi suất theo chỉ đạo của Sự, Tuyến, Sơn và chiếm hưởng cá nhân 10 tỷ đồng. Ngoài ra, với vai trò là Tổng Giám đốc của Vinashin, bị can Tuyến đã cùng đề xuất chủ trương và trực tiếp chỉ đạo việc gửi tiền có kỳ hạn vào Oceanbank. Đồng thời, ký ủy quyền cho Sơn và Chính thực hiện gửi tiền vào Oceanbank khi chưa được sự đồng ý của Chính phủ.
Từ đó, Viện KSND tối cao kết luận, 4 bị can Sự, Tuyến, Chính và Sơn phải liên đới bồi thường toàn bộ số tiền hơn 105 tỷ đồng đã chiếm đoạt. Đến nay, chỉ có hai bị can Sự và Tuyến đã nộp lại số tiền đã chiếm hưởng (bị can Sự nộp 5,3 tỷ đồng và Tuyến nộp 3,5 tỷ đồng). Còn bị can Chính và Sơn chưa nộp lại số tiền đã chiếm hưởng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hoa hậu Thùy Tiên: từ người truyền cảm hứng đến bị can trong vụ án lừa dối khách hàng

Hoa hậu Thùy Tiên: từ người truyền cảm hứng đến bị can trong vụ án lừa dối khách hàng

20 May, 02:37 PM

Kinhtedothi - Từng đăng quang Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021 và xây dựng hình ảnh như một người truyền cảm hứng tích cực cho giới trẻ, Nguyễn Thúc Thùy Tiên nay đối diện với vòng tố tụng hình sự sau khi bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi “Lừa dối khách hàng”, theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự. Vụ việc không chỉ gây rúng động dư luận mà còn đặt ra nhiều vấn đề pháp lý về trách nhiệm của người nổi tiếng khi tham gia vào các hoạt động quảng cáo thương mại trên nền tảng số.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ