Theo ông Linh, trong Nghị định 87/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh MBH cho người đi mô tô, xe máy đã có điều khoản quy định về các hành vi xử phạt liên quan đến MBH, lực lượng chức năng có thể căn cứ vào đó để xử phạt người đội MBH không đạt chuẩn.
“Tại điểm i, k, khoản 3, Điều 6 và điểm d, đ khoản 4, Điều 8 có quy định, người điều khiển, người ngồi trên xe, xe đạp máy không đội “MBH đi mô tô, xe máy” hoặc “MBH cho người đi mô tô, xe máy” không cái đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật”, ông Linh trích dẫn.
Theo ông Linh, lực lượng chức năng có thể căn cứ vào quy định “MBH cho người đi mô tô, xe máy” hoặc MBH đi mô tô, xe máy” để có thể xử phạt người đội MBH không đạt chuẩn, tức là không phải “MBH cho người đi mô tô, xe máy” hoặc MBH cho người đi mô tô, xe máy” để xử phạt người sử dụng MBH “rởm”.Trước đó, đại diện Phòng CSGT TP Hà Nội cho rằng, khó khăn của lực lượng chức năng là rất khó xác định được chất lượng của MBH bằng mắt thường. Trong quy định xử phạt hiện nay cũng chỉ có đề cập tới hai hành vi là không đội MBH hoặc đội MBH không cài quai. Tuy nhiên, đại diện Phòng CSGT Hà Nội cũng nêu quan điểm, đã là MBH không đạt chuẩn thì nên tiêu hủy đi không được sử dụng đồng thời kiến nghị cần nâng cao chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm liên quan đến MBH để tăng thêm tính răn đe.