Đà Nẵng đưa robot BK-AntiCovid vào sử dụng tại khu cách ly
Kinhtedothi - Robot BK-AntiCovid có khả năng di chuyển tốt trong phòng, hành lang, khe cửa hẹp ở khu vực cách ly của bệnh viện, với nhiệm vụ vận chuyển thức ăn, đồ dùng, thuốc men thay nhân viên y tế, tải trọng lên đến 100kg.
Tin liên quan
-
Đà Nẵng tạm giữ 10.000 khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc
- Đà Nẵng thông tin vụ người nhà bệnh nhân Covid-19 trốn khỏi khu cách ly
Sáng 23/3, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng (ĐH Đà Nẵng) chuyển giao robot “BK-AntiCovid” cho BV Phụ sản-Nhi đưa vào sử dụng tại khu cách ly theo dõi Covid-19.
Robot được nhóm giảng viên Khoa Cơ khí, trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng chế tạo theo đơn đặt hàng của BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.
PGS.TS Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa cho biết, robot có khả năng di chuyển tốt trong phòng, hành lang, khe cửa hẹp ở khu vực cách ly của bệnh viện, với nhiệm vụ là vận chuyển thức ăn, đồ dùng, thuốc men thay nhân viên y tế, tải trọng lên đến 100kg.
“Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm các tính năng cho robot, trong đó có việc lắp đặt thiết bị đo thân nhiệt từ xa”, PGS.TS Đoàn Quang Vinh cho hay.
Tiến sĩ Võ Như Thành - Trưởng bộ môn cơ điện tử, Khoa Cơ khí (trường ĐH Bách khoa, thành viên nhóm nghiên cứu) cho biết, cấu tạo của robot là dùng thép không gỉ (inox) 3 ly, khung đúc liền với nhau để đảm bảo không thấm nước. Trong quá trình vận hành, có thể xịt, phun thuốc khử trùng, hóa chất lên robot theo yêu cầu mà vẫn đảm bảo các mạch, linh kiện hoạt động ổn định.
Robot có tốc độ di chuyển chậm, điều khiển bằng chế độ cầm tay. Trên robot có một nút điều khiển đi đa hướng, người điều khiển quay hướng nào thì robot sẽ đi theo hướng đó. Việc này sẽ giúp các nhận viên y tế dễ dàng điều khiển trong khu vực cách ly. Thiết bị này được lắp đặt camera nên có thể kết nối với 10 máy điện thoại, để theo dõi toàn bộ quá trình vận hành. Ngoài ra, có tính năng ra lệnh bằng giọng nói giúp trao đổi giữa bác sĩ và người trong khu vưc cách ly khi cần.
Chế tạo robot sử dụng toàn bộ linh kiện mới, trong đó chip phải đặt hàng và gửi hỏa tốc, gia công phần cơ khí trong điều kiện gấp rút nên giá thành khoảng 50 triệu. Còn nếu làm khoảng 10 con thì chi phí sẽ giảm xuống rất nhiều.
Bác sĩ Trần Đình Vinh - Giám đốc BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng chia sẻ: Việc đưa robot vào sử dụng giúp giảm thiểu tiếp xúc giữa nhân viên y tế và người cách ly, hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch. Bình thường mỗi nhân viên y tế ra vào phải thay đồ bảo hộ một lần.
Việc đưa robot vào khu vực cách ly không chỉ tiết kiệm được thời gian, công sức cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế, mà còn giảm thời gian tiếp xúc giữa người nghi nhiễm, hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Huawei mất Top 5 hãng điện thoại lớn nhất thế giới
Kinhtedothi - Sau nhiều năm, Huawei không còn đứng trong top 5 các nhà sản xuất smartphone hàng đầu.XEM THÊM
- Tuần hàng Việt TP Hà Nội 2021 lần thứ 2, thu hút 15 tỉnh thành phố tham gia
- Hà Nội: Cò đất hết cửa “thổi giá”
- Hà Nội: Sớm triển khai các bước xây dựng 5 huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới trở thành 5 quận
- Vụ tàu ngầm Indonesia mất tích: Thời gian cứu hộ sắp hết khi oxy chỉ đủ dùng trong 15 giờ tới
- Phát hiện bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở khuôn viên trạm y tế
- Hà Nội không tuyển sinh mới lớp 6 chương trình đào tạo song bằng năm học 2021 – 2022
- Hà Nội đã triển khai 19.164 mũi tiêm vaccine Covid-19 trong đợt 2
- Ra mắt cuốn sách “Việt Nam, lối rẽ của một nền kinh tế”
- Số lượng mã độc tống tiền doanh nghiệp giảm