Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đà Nẵng xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn đã ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 2 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hòa Phú và xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang).
 Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ mang lại lợi nhuận cao cho người dân
Theo đó, 2 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này sẽ được hình thành trên tổng diện tích 506.000 m2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với Viện quy hoạch Kiến trúc Đà Nẵng cùng phối hợp xây dựng ranh giới, quy mô lập kế hoạch, bao gồm: xác định phạm vi ranh giới, phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất – quy hoạch sử dụng đất, dân cư, xã hội, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và các quy định về quy hoạch xây dựng liên quan đến khu vực… Toàn bộ kinh phí lập kế hoạch, thẩm định được lấy từ nguồn ngân sách của TP.
Trên cơ sở xác định ranh giới và quy mô của dự án, đã xác định được hiện trạng sử dụng đất tại hai vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cụ thể:

Đối với vùng sản xuất tại xã Hòa Khương, phía bắc và phía đông giáp với khu dân cư hiện trạng; phía nam và phía đông giáp với kênh mương thủy lợi. Tổng diện tích quy hoạch là 261.000 m2.

Đối với vùng sản xuất tại xã Hào Phú, phía bắc giáp đất ruộng và đất dân cư hiện trạng; phía đông giáp với sông Túy Loan; phía nam và phía tây giáp đất trống và đất ruộng. Tổng diện tích quy hoạch là 245.000 m2.

Trước đó, vào năm 2017 UBND TP Đà Nẵng cũng đã có quyết định thành lập 7 địa điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các xã của huyện Hòa Vang. TP đã thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp về kinh phía cho cá nhân, tổ chức có tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Việc hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của đô thị Đà Nẵng, nâng cao năng suất sản phẩm và đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định cho người dân các vùng sản xuất nông nghiệp của TP.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Phạm Phú Hành cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện có trên 20 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Việc ứng dụng công nghệ đã làm cho hoạt động sản xuất phát triển vượt bậc, năng suất vật nuôi, cây trồng được nâng lên, được tiêu thụ ổn định và có chỗ đứng trên thị trường.

Các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là vùng sản xuất rau sạch mang lại thu nhập tương đối ổn định cho người dân với mức thu nhập trên 5 triệu đồng/người/tháng. Thời gian tới, huyện sẽ tập trung đẩy mạnh, kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng về đầu tư trên địa bàn huyện để phát triển những vùng chuyên sâu.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ