Đại dịch Covid-19 phủ bóng diễn đàn WEF 2021 tại Davos
Kinhtedothi - Báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, được công bố trước thềm WEF năm nay, nêu rõ đại dịch Covid-19 vẫn đứng đầu về nguy cơ xảy ra trong ngắn hạn lẫn tác động đối với kinh tế toàn cầu.
Tin liên quan
-
Số ca nhiễm Covid-19 toàn cầu vượt 100 triệu, Mỹ có thể tiêm vaccine cho 150 triệu người
- "Virus bất bình đẳng" lan rộng toàn cầu vì Covid-19
Ngày 25/1, diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 51, lần đầu tiên được tổ chức trực tuyến, đã khai mạc tại Davos, Thụy Sĩ. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chìm sâu trong khủng hoảng do đại dịch Covid-19, chương trình nghị sự của hội nghị tập trung vào tình trạng thất nghiệp và nợ tăng cao, bất bình đẳng thu nhập gia tăng cũng như vấn đề biến đổi khí hậu.
Ngày 25/1, diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 51, lần đầu tiên được tổ chức trực tuyến, đã khai mạc tại Davos, Thụy Sĩ. |
WEF 2021 được tổ chức từ ngày 25 - 29/1 có chủ đề "Một năm quan trọng để xây dựng lại niềm tin". Các lãnh đạo châu Á đến dự có Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Ấn Độ và Thủ tướng Nhật Bản cũng tham gia; phía châu Âu có Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden không tham gia nhưng cử ông John Kerry - Đặc phái viên về khí hậu, sau khi ông Biden chính thức thông báo đưa Washington trở lại Hiệp định Khí hậu Paris.
Trong sự kiện WEF 2020 diễn ra vào tháng 1/2020 tại Davos, hội nghị khởi đầu bằng nỗi lo lắng của các nhà lãnh đạo toàn cầu khi đại dịch bùng phát ở Trung Quốc một tháng trước đó. Tuy nhiên, sau một năm, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt tại châu Âu và Mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều nền kinh tế lớn và khiến hàng chục triệu người thất nghiệp. Sự lạc quan hồi cuối năm 2020 về việc triển khai tiêm phòng vaccine trên diện rộng nhằm chấm dứt đại dịch đã suy giảm, khi thế giới đối mặt với nhiều khó khăn trong sản xuất và phân phối vaccine, cũng như biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, được công bố trước thềm WEF năm nay, nêu rõ đại dịch Covid-19 vẫn đứng đầu về nguy cơ xảy ra trong ngắn hạn lẫn tác động đối với kinh tế toàn cầu.
Theo báo cáo này, dịch Covid-19 tiếp tục phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2020 là -4,4%. Triển vọng ảm đạm của báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới dự báo sẽ kéo dài trong ít nhất 3 - 5 năm tới, bao gồm bong bóng tài sản, bất ổn giá cả, khủng hoảng nợ.
Bên cạnh đó, khủng hoảng sinh kế là yếu tố xếp thứ 2 trong những nguy cơ cận kề nhất. Dịch Covid-19 đã đẩy 150 triệu người vào cảnh đói nghèo cùng cực. Đằng sau đó còn là khủng hoảng về giáo dục khi 60% người trưởng thành bị thiếu hụt kiến thức và kỹ năng số cơ bản do các cơ quan, trường học phải đóng cửa. Điều này có nguy cơ kéo theo một kỷ nguyên của những cơ hội bị mất đi cũng như bất ổn xã hội.
Phát biểu trong ngày làm việc đầu tiên của WEF 2021, ông Tharman Shanmugaratnam - Bộ trưởng cấp cao Singapore nói rằng, cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ không thể giải quyết được cho đến khi nào các nước đang phát triển có đủ nguồn vaccine Covid-19 để tiêm phòng cho toàn dân.
“Trên toàn cầu, không có nền kinh tế nào, kể cả những nền kinh tế tiên tiến nhất, sẽ trở lại bình thường, trừ khi hầu hết các nền kinh tế mà chúng ta gọi là đang phát triển, có thể triên khai tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 trên diện rộng” - ông Shanmugaratnam lưu ý.
Bộ trưởng Singapore đánh giá rằng các quốc gia đang phát triển có thể sẽ là lực đẩy quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong những thập kỷ tới. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng mục tiêu trên đang là một "thách thức lớn" đối với thế giới trong năm nay.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- Việt Nam đang tích cực đàm phán với các nguồn cung cấp vaccine ngừa Covid-19
- Bộ Ngoại giao thông tin về hơn 300.000 người gốc Việt ở bang Texas ảnh hưởng bởi bão tuyết
- Việt Nam lên tiếng về thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát giàn khoan Hải Thạch
- Giá dầu được dự đoán có thể tái lập mức kỷ lục 100 USD/thùng
-
Chứng khoán Mỹ: Nhà đầu tư ồ ạt mua vào, Dow Jones lại lập kỷ lục
Kinhtedothi - Dow Jones tăng kỷ lục hơn 400 điểm khi nhà đầu tư đổ tiền vào các cổ phiếu hưởng lợi từ kinh tế phục hồ...XEM THÊM -
“Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng GDP tại Đông Nam Á”
Kinhtedothi - Nikkei Asia nhận định, nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 có thể là ...XEM THÊM -
“Không được đụng đến Việt Nam”
Kinhtedothi - “Không được đụng đến Việt Nam”, là 1 trong các biểu ngữ trên bức ảnh chụp người dân Phần Lan xuống...XEM THÊM -
Trả đũa lệnh trừng phạt mới, Venezuela trục xuất Trưởng phái đoàn ngoại giao EU tại Caracas
Kinhtedothi - Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza hôm 24/2 thông báo bà Isabel Brilhante - Trưởng Phái đoàn Liên min...XEM THÊM -
Việt Nam, Thái Lan phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 20 tỷ USD/năm
Kinhtedothi - Ngày 24/2, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã hội đàm trực tuyến với Bí thư Thường trực Bộ Ngoại...XEM THÊM -
FED vẫn kéo dài chương trình mua trái phiếu dù lạc quan về kinh tế Mỹ
Kinhtedothi - Trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ hôm 23/2, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell...XEM THÊM
-
Giá dầu duy trì mức đỉnh hơn 13 tháng dù tồn kho của Mỹ bất ngờ tăng cao
Kinhtedothi - Giá dầu sụt nhẹ trong phiên ngày 24/2, nhưng vẫn dao động gần mức cao nhất trong hơn 1 năm, nhờ kỳ vọng các nước dần nới lỏng biện pháp hạn chế ngăn dịch Covid-19.24-02-2021 12:10
-
Thảm họa bão tuyết giữa sa mạc Texas
Kinhtedothi - Được xem là tiểu bang hoang mạc với khí hậu nóng quanh năm, người dân và cả chính quyền bang Texas (Mỹ) đón trận bão tuyết lớn nhất trong 10 năm trở lại đây với tâm thế hoàn toàn bị đ...24-02-2021 10:50
-
Iran “cân nhắc” tham gia đàm phán không chính thức với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân
Kinhtedothi - Tín hiệu tích cực này được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội để các nhà đàm phán của Mỹ và Iran khởi động quá trình đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran.24-02-2021 10:49
-
Phương Tây và Trung Quốc: Ba chọi một
Kinhtedothi - Ngày càng có thêm nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa các nước thuộc khối Phương Tây và Trung Quốc tiếp tục còn tồi tệ hơn nữa chứ chưa thể sớm được cải thiện.24-02-2021 09:35
-
Vì sao chuyên gia lạc quan về khả năng Mỹ, Iran sẽ đạt thỏa thuận cứu JCPOA?
Kinhtedothi - Ông Richard Goldberg - thành viên cấp cao của Quỹ bảo vệ các nền dân chủ (FDD) Mỹ, lạc quan cho rằng chắc chắn Washington và Tehran sẽ nhượng bộ lẫn nhau để tiếp tục duy trì Thỏa thuậ...23-02-2021 17:45
- Sự đồng thuận của người dân là yếu tố quyết định trong việc thu hồi đất
- Hà Nội công bố lịch và phương án tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2021 - 2022
- Thêm 8 ca mắc mới Covid-19, trong đó 7 ca trong cộng đồng tại Hải Dương
- Việt Nam đang tích cực đàm phán với các nguồn cung cấp vaccine ngừa Covid-19
- Việt Nam lên tiếng về thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát giàn khoan Hải Thạch
- Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Không vì tăng tiến độ mà lơ là chất lượng 10 chương trình công tác toàn khoá
- Shopee và Phimmoi bị Mỹ cáo buộc dung túng hoạt động buôn bán hàng giả và vi phạm bản quyền
- Xăng dầu tăng giá mạnh từ 15 giờ ngày 25/2/2021
- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến: Tập trung phát triển huyện Hoài Đức thành quận