Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2020 - 2025: Kỳ vọng vào nguồn năng lượng mới

Kinhtedothi - Sau 3 ngày diễn ra (từ 23 – 25/11), Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã bế mạc, bầu ra Ban Chấp hành khóa mới gồm 11 thành viên. Với những gương mặt nổi bật, nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa mới được kỳ vọng truyền đi năng lượng mới, tích cực hơn và cùng nhau vạch ra “đại lộ” cho văn học Việt Nam trong 5 năm tới.
Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa X ra mắt. Ảnh: Quang Vinh
"Điểm nóng" nhân sự

Trước thềm Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khóa X, khắp diễn đàn văn chương, trang cá nhân của các nhà văn cả nước rộn ràng không khí chào mừng. Cùng với việc hẹn nhau gặp gỡ, tặng thơ, văn, giới văn sĩ cả nước bàn luận sôi nổi về nhân sự khóa mới, trong đó sự chú ý đổ dồn vào chức danh Chủ tịch Hội. Có những đại biểu chia sẻ quan điểm sẽ tiếp tục bầu cho nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX. Song nhiều văn sĩ cũng mong muốn trẻ hóa Ban Chấp hành để mang đến tuy duy mới, năng lượng mới và cảm hứng sáng tạo cho văn học nước nhà.

Tuy nhiên, trước khi vào vòng công bố danh sách 11 thành viên trong Ban Chấp hành khóa X, nhà thơ Hữu Thỉnh đã xin rút. Đại hội phải bầu bổ sung nhưng một lần nữa, “ông Hữu Thỉnh lại được đề cử với số phiếu cao nhất và ông Thỉnh một lần nữa phải xin rút” - nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết. Sau đó, tại buổi khai mạc Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ X (ngày 24/11), nhà thơ Hửu Thỉnh kết thúc mọi dự đoán với phát biểu: “Tôi rút khỏi danh sách (đề cử Ban Chấp hành khóa mới – PV) do tuổi đã cao, muốn dành thời gian còn lại để sáng tác”.

Sau “điểm nóng” ban đầu, tâm điểm thứ 2 của Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khóa X diễn ra với phần bỏ phiếu chiều 24/11, được đánh giá là bầu không khí “sôi nổi, tưng bừng, hân hoan, gay cấn”. Sau cùng, danh sách Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá X đã được công bố gồm 11 người. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa X, nhà văn Nguyễn Bình Phương và nhà thơ Trần Đăng Khoa giữ chức Phó Chủ tịch.

Áp lực văn học mạng

Phát biểu tại phiên ra mắt Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa X ngày 25/11, tân Chủ tịch Hội khóa mới, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng, thách thức trong nhiệm kỳ mới là rất lớn, đối mặt với áp lực của văn hóa nghe nhìn và văn học mạng. Đồng thời, theo nhà thơ Hữu Thỉnh: “Dù có nhiều đổi mới về tư duy văn học nhưng tình trạng trung bình, tản mạn còn khá phổ biến, tính chuyên nghiệp chưa cao. Bên cạnh đó, việc tiếp thu các trào lưu nghệ thuật của nước ngoài được mở rộng nhưng chưa có sự chọn lọc, nghiền ngẫm sâu sắc”.

Phát biểu tại phiên bế mạc Đại hội, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của Hội Nhà văn Việt Nam trong nhiệm kỳ mới là phải tiếp tục góp phần đáng kể trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh phòng chống tham nhũng, chống sự suy thoái biến chất về chính trị, tư tưởng và đạo đức... Hội phải tạo ra những bước đi có tính quyết định cho một dòng văn học thiếu nhi đa dạng, phong phú, hiện đại, đậm bản sắc văn hóa dân tộc để cùng xã hội tạo ra sản phẩm đặc biệt nhất, quan trọng nhất là con người Việt Nam. Đó là triển vọng, là tương lai của đất nước mà nhà văn cần hướng tới”.

Sẽ có nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm đặt trên vai người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, tuy nhiên với sự đổi mới từ Đại hội lần này, rất nhiều người hy vọng nền văn học nước nhà sẽ có những bước tiến mới, tiếp tục khẳng định vị thế trong lòng công chúng.
Ban Chấp hành Hội Nhà văn khóa mới đều là những người có tâm, có tài, có đại diện ở các vùng miền; đại diện cho nhiều thế hệ, lứa tuổi, phong cách văn chương của Việt Nam. Hiếm có Ban Chấp hành nào nhận được sự đồng thuận cao như Đại hội lần này. Nhìn vào Ban Chấp hành khóa mới, nhiều người cảm thấy hứng khởi, đặt niềm tin vào hoạt động của Hội.

Nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Hà Nội: triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

16 Jul, 02:03 PM

Kinhtedothi-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP và các xã, phường tập trung tuyên truyền khẳng định ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội và giá trị nhân văn của Ngày Thương binh - Liệt sĩ; tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng; những thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sĩ, người có công trong cả nước và Thủ đô Hà Nội.

An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

16 Jul, 10:15 AM

Kinhtedothi – Tỉnh An Giang vừa tổ chức thành công “Hội thảo khoa học định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025 - 2030”. Sự kiện được ví như một “Hội nghị Diên Hồng” với sự có mặt của gần 300 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, những cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ