Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết

Kinhtedothi - Thời điểm Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và dịp lễ hội truyền thống, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trên địa bàn Hà Nội rất lớn nên sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh, mất ATTP.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Năm 2017, mặc dù thời tiết khí hậu nhiều bất lợi, nguy cơ bùng phát dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm là rất cao, song với sự quan tâm của các ngành, các cấp, ngành thú y Hà Nội đã có nhiều cố gắng, tạo được những điểm nhấn đáng ghi nhận. Đó là thời điểm đầu năm không để dịch cúm A/H7N9 lây sang người và các chủng cúm gia cầm khác xảy ra. Thời điểm lợn rớt giá (tháng 4/2017), mùa mưa lũ bất thường (tháng 10/2017) một số huyện bị mưa lũ ngập úng lớn như Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa... đã không để dịch bệnh xảy ra...

Về lĩnh vực ATTP, bằng những giải pháp tích cực, ngành thú y đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra, không để xả ra các vụ ngộ độc lớn về sản phẩm động vật. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết có nhiều biến đổi bất thường như hiện nay cùng với việc vận chuyển, lưu thông động vật và sản phẩm động vật trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, đặc biệt mùa lễ hội sắp đến thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc, gia cầm là rất lớn. Theo ước tính lượng gia súc gia cầm xuất nhập vào địa bàn TP thời điểm trên (từ tháng 12/2017 đến tháng 3/2018) tăng khoảng trên 30% so với trung bình các tháng trong năm.

Cán bộ thú y kiểm tra sản phẩm thịt tại một chợ trên địa bàn thành phố. Ảnh: Ngọc Sơn

Cùng với đó, việc gia tăng sản phẩm động vật, sản phẩm nhập lậu khi giá cả biến động bất thường cũng là nguyên nhân lớn dẫn tới dịch bệnh và mất ATTP. Hà Nội với dân số thường xuyên có mặt khoảng trên 10 triệu người, nhu cầu sử dụng thịt gia súc, gia cầm khoảng 324.000 tấn/năm. Với lượng thịt tiêu thụ trên địa bàn TP được kiểm soát mới đáp ứng 55% nhu cầu thì thời điểm Tết sắp tới sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATTP.

Tập trung nhiều giải pháp

Để đảm bảo ATTP, bảo vệ người tiêu dùng, ngành thú y Hà Nội đã và đang tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể. Trước hết, đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân chủ động áp dụng các giải pháp về phòng chống dịch bệnh như tiêm phòng, vệ sinh tẩy uế môi trường từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thú y, ATTP.

Cùng với đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các hộ kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tuân thủ pháp luật. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc về việc nhân lực, điều kiện trang thiết bị, song cán bộ thú y từ các cơ sở, quận huyện đã và đang tập trung phối hợp với các ngành liên quan như Công an, Quản lý thị trường để kiểm tra, xử lý vi phạm. Từ đầu năm 2017 đến nay, ngành thú y phối hợp với các ngành liên quan đã có 4.933 buổi kiểm tra với 18.496 lượt cơ sở. Qua kiểm tra đã xử lý vi phạm 1.530 trường hợp (tăng 9,4% so với năm 2016) trong đó cảnh cáo 400 trường hợp, phạt tiền 846 trường hợp với tổng số tiền phạt lên tới trên 2,5 tỷ đồng. Do tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra nên TP đã ngăn chặn được việc việc sử dụng chất cấm, chất tạo nạc và thuốc an thần trong chăn nuôi giết mổ, sơ chế, chế biến.

Ngoài ra, tăng cường quản lý các cơ sở chăn nuôi và quản lý thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Hà Nội hiện có tổng đàn gia súc gia cầm đứng trong tốp đầu cả nước. Tuy nhiên, chăn nuôi trang trại chỉ chiếm gần 40% tổng đàn, còn trên 60% chăn nuôi nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, trên địa bàn TP còn có các cơ sở chăn nuôi trọng điểm của các công ty liên doanh, quốc doanh nên nếu không được quản lý tốt cũng ảnh hưởng không nhỏ tới ATTP. Do đó, Chi cục Thú y Hà Nội đang tập trung hướng dẫn để các cơ sở chăn nuôi đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch, từ đó tạo sản phẩm đầu ra có chất lượng, đảm bảo an toàn, xuất xứ rõ nguồn gốc. Như vậy sẽ vừa quản lý vừa tạo điều kiện để các cơ sở chăn nuôi dần hình thành các chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Bác bỏ thông tin ''trứng gà giả'' khiến người tiêu dùng hoang mang

Bác bỏ thông tin ''trứng gà giả'' khiến người tiêu dùng hoang mang

18 May, 06:40 PM

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên những đoạn video, hình ảnh về trứng gà có biểu hiện bất thường như hai lòng đỏ, lòng trắng sền sệt như thạch, vỏ trứng quá bóng... Những người xuất hiện trong video khẳng định chắc nịch đây là "trứng gà giả". Thông tin này không mới nhưng lại tiếp tục khiến người tiêu dùng hoang mang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ