Đằng sau lệnh cấm "vừa đi vừa ăn" tại nhiều thành phố nổi tiếng

Hương Thảo (Theo CNN)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ẩm thực đường phố là một trong những mặt hàng du lịch chủ lực tại nhiều quốc gia nhưng điều đó liệu có đồng nghĩa với việc nên khuyến khích du khách mua và ăn ngay trên đường?

Ảnh minh họa. 
TP Kamakura, ở quận Kanagawa, Nhật Bản mới đây đã chính thức ban hành một sắc lệnh yêu cầu khách du lịch không được ăn trong khi đi bộ. Một trong các lý do chính được đưa ra là vấn nạn rác từ bao bì và thức ăn thừa có thể thu hút các sinh vật, tạo nên áp lực vệ sinh môi trường không nhỏ với người dân địa phương.
Kamakura, cách Yokohama khoảng 30km về phía Tây Nam, là nơi tập trung nhiều ngôi đền nổi tiếng nhất nước Nhật và đặc biệt nổi tiếng với phố Komachi-dori - một con phố sầm uất các cửa hàng ăn. Japan Today báo cáo rằng 50.000 - 60.000 người ghé thăm Komachi-dori mỗi ngày trong khi thực tế nó chỉ dài 350m.
Một đại diện từ TP nói với CNN rằng sắc lệnh mới - hiện đã được phổ biến ở các khu vực công cộng - được tạo ra nhằm xây dựng nhận thức về vấn đề này hơn là để phạt du khách, bởi không có khoản phạt nào được đề cập trong quy định này.
Trong trường hợp của TP Florence, Italia, các hạn chế tương tự có đi kèm với những hình phạt nặng - cụ thể là mức phạt 500 Euro (581 USD).
Trong khi đó, TP nổi tiếng với những món ăn đường phố hấp dẫn nhất nhì thế giới là Bangkok, chính quyền cũng đang đau đầu tìm cách xử lý các chợ ngoài trời và quầy thực phẩm tạp thời. Nhiều người dân địa phương đã yêu cầu hạn chế hoặc thậm chí đóng cửa chúng vì đám đông đổ đến ngày một tăng khiến cuộc sống bị đảo lộn.
Tuy nhiên nhìn chung, người dân các TP du lịch tin rằng vẫn nên dung hòa giữa văn hóa bán hàng rong sôi động với đời sống bản địa thông qua những chính sách phù hợp, chẳng hạn như việc tạo ra các con phố đi bộ riêng biệt...

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần