Đằng sau thời hạn 3 năm Trung Quốc đưa ra cho đàm phán COC
Trao đổi bên lề Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 11, các chuyên gia khẳng định tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ còn diễn biến phức tạp.
GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia nhận định, lý do Trung quốc nhất quyết thúc giục hoàn tất COC trong 3 năm đó là vì theo lịch trình, sau khi mà nhiệm kỳ 2020 ASEAN mà Việt Nam là Chủ tịch kết thúc, tiếp sau là Brunei, sau đó là Campuchia và đây là thời điểm mà Trung Quốc kỳ vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ thúc đẩy về COC có lợi cho nước này.
Học giả Bill Hayton |
Về vấn đề này, học giả Bill Hayton từ Viện nghiên cứu Chatham House (Anh) cho rằng vẫn còn nhiều nghi ngại về tương lai của COC. "Trung Quốc cũng kỳ vọng hoàn tất bộ quy tắc này trong thời gian Tổng thống Philippines Duterte còn đương nhiệm, với mong mỏi như vậy sẽ có lợi hơn với họ", ông Hayton chia sẻ với Kinh tế&Đô thị.
Trong khi đó, TS Hoàng Việt từ Đại học Luật TP HCM nhận định vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình đàm phán COC. Về phạm vi, Việt Nam và nhiều nước trong muốn COC một khi thông qua được áp dụng cho toàn bộ Biển Đông. Về tính chất pháp lý, quan điểm của Việt Nam luôn muốn COC có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, rằng nếu có bên vi phạm vào các điều khoản thì các bên còn lại được phép mang vi phạm đó ra các cơ quan tài phán quốc tế. Chưa kể Việt Nam yêu cầu các bên muốn duy trì COC thì phải ngừng các hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo, quân sự hóa và tuyên bố đơn phương khu vực nhận diện phòng không trên Biển Đông. Nhưng điều này đều vấp phải phản đối từ Trung Quốc.
Vai trò của Việt Nam trong ASEAN
Một điểm đặc biệt trong năm 2020 mà giới phân tích cho là sẽ tạo cơ hội cho vấn đề Biển Đông có tiến triển. Đó là Việt Nam sẽ trở thành Chủ tịch luân phiên của ASEAN. “Chúng ta đã nhìn thấy triển vọng có các cơ chế, diễn đàn chung như ADMM+, Hội nghị Đông Á… nơi có thể đưa quan điểm của ASEAN ra cộng đồng quốc tế, khu vực châu Á Thái Bình Dương”, theo TS Udai Bhanu Singh từ Trung tâm Biển và Đông Nam Á, Ấn Độ.
Việc tích cực trao đổi quan điểm có thể góp phần giải quyết vấn đề Biển Đông, trong bối cảnh các bên đang trong quá trình hoàn tất COC. “Không ai mong muốn một COC chỉ là phiên bản yếu kém, câu giờ”, TS Singh nói. Để có một COC hiệu quả, Việt Nam cần đưa các quan điểm khác nhau lên các diễn đàn ngoại giao và tìm lộ trình pháp lý tương hợp với các quốc gia trong khu vực.
Theo chuyên gia này, vấn đề hiện nay là vai trò của ASEAN cần được phát huy hơn nữa trong giải quyết vấn đề Biển Đông. Ví dụ điển hình là vụ kiện năm 2016 của Philippines lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA). Một số thành viên ASEAN chưa tận dụng được hết lợi thế khi Philippines được xử thắng kiện và tòa bác bỏ yêu sách “Đường Lưỡi Bò” của Trung Quốc. Mục tiêu ASEAN nên là tăng cường đoàn kết thống nhất, củng cố vai trò trung tâm và đó cũng là nhiệm vụ Việt Nam cần lưu ý trong năm Chủ tịch.
-
Ngoại trưởng Nga, Mỹ sẽ hội đàm tại Washington vào ngày 10/12
Kinhtedothi - Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov...XEM THÊM -
Iran bổ sung khoản vay 5 tỷ USD từ Nga để đối phó lệnh trừng phạt Mỹ
Kinhtedothi - Tổng thống Iran khẳng định với dự thảo ngân sách gần 39 tỷ USD trong năm 2020, kinh tế nước này có thể ...XEM THÊM -
Triều Tiên đáp lại lòng tin của ông Trump bằng "thử nghiệm quan trọng"?
Kinhtedothi - Triều Tiên hôm 8/12 cho biết đã tiến hành một "thử nghiệm rất quan trọng" tại điểm phóng phía tây nước...XEM THÊM -
Cháy nhà máy Ấn Độ, 43 người thiệt mạng
Kinhtedothi - Một đám cháy vào rạng sáng nay tại Thủ đô Ấn Độ đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 40 ngư...XEM THÊM -
Ông Trump không tin Triều Tiên muốn gây hấn
Kinhtedothi - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8/11 tỏ ra hoài nghi về khả năng Triều Tiên gây ra bất cứ "hành động thù...XEM THÊM -
Giá dầu có tuần tăng mạnh nhất từ tháng 6 khi OPEC+ chốt giảm thêm 500.000 thùng/ngày
Kinhtedothi - Tính chung trong tuần, giá dầu Brent tăng 6,5% và giá dầu WTI vọt 7,3%, chứng kiến mức tăng mạnh nhất t...XEM THÊM
-
Mỹ, Trung Quốc sắp đạt được thỏa thuận thương mại dù vẫn còn bất đồng
Kinhtedothi - Bắc Kinh và Washington đang tiến gần hơn đến việc thống nhất về số lượng thuế quan trong thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" bất chấp căng thẳng về vấn đề Hồng Kông và Tân Cương.07-12-2019 15:50
-
Nga - OPEC giảm mạnh nguồn cung để cứu giá dầu
Kinhtedothi - Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, dẫn đầu là Nga, đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu mỏ thêm 500.000 thùng/ngày từ mức cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày hiện nay.07-12-2019 13:24
-
Vì sao Nhà Trắng từ chối dự điều trần luận tội Tổng thống Trump?
Kinhtedothi - Trong bức thư gửi Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ, Luật sư trưởng của Nhà Trắng Pat Cipollone đã gọi cuộc điều tra luận tội của phe Dân chủ là "hoàn toàn vô căn cứ".07-12-2019 09:53
-
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga xúc tiến mua thêm “rồng lửa” S-400 mặc Mỹ đe dọa trừng phạt
Kinhtedothi - Theo hãng tin Interfax, Ankara và Moscow đang đàm phán mua tiếp hệ thống phòng không S-400 giữa lúc Mỹ đang cảnh báo áp lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ.07-12-2019 08:53
-
Thủ tướng Medvedev: Loại Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT là hành động tuyên chiến
Kinhtedothi - Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vừa cảnh báo rằng việc hạn chế quyền truy cập của Nga vào hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT cũng tương tự như một tuyên chiến với Moscow.06-12-2019 16:33
- Danh sách 10 thí sinh đoạt giải vòng 1 cuộc thi Vì An toàn giao thông Thủ đô trên internet 2019
- JEBO chây ì cung cấp hồ sơ, tài liệu về công nghệ Nano làm sạch nước sông Tô Lịch
- Đoàn đại biểu TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau
- Chuyên gia Nhật khẳng định Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói đúng và gửi lời xin lỗi
- Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nhận lỗi vụ cắt đôi que thử HIV, viêm gan B
- Hà Nội: CLKK sáng 10/12 chạm ngưỡng rất xấu
- Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin bớt xén vật tư y tế
- Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu: Sàn chứng khoán là nơi huy động vốn lý tưởng
- Phát hành trái phiếu bất động sản: Hình thức “đảo nợ” của doanh nghiệp?