Danh sách điểm chuẩn các trường đại học ở Hà Nội mới nhất 2020

Trương Huyền
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 4/10, đồng loạt các trường đại học thông báo điểm trúng tuyển năm 2020.

Học viện Ngân hàng công bố điểm trúng tuyển năm 2020. Trong đó, Ngành học Luật kinh tế với tổ hợp xét tuyển C00, D14, D15 có điểm cao nhất là 27.
Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng.
Học viện Ngân hàng cũng công bố mức học phí năm 2020 đối với hệ đại học đào tạo theo niên chế là 980.000 đồng/tháng; đào tạo theo tín chỉ là 277.000 đồng/tháng.
Đối với chương trình chất lượng cao, mức học phí được trường đưa là 120 triệu đồng cho toàn khóa học (không bao gồm học phần Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất - 2 môn này thu bằng hệ đại trà).
Ngay sau khi biết điểm chuẩn, học sinh hoàn thành thủ tục xác nhận nhập học theo hướng dẫn trên trang web của Học viện.
 
 
 Điểm chuẩn vào ĐH Bách Khoa Hà Nội
Tại ĐH Bách Khoa, điểm chuẩn cao nhất thuộc về ngành CNTT: Khoa học máy tính là 29,04 điểm. Tiếp đến là các ngành CNTT: Kỹ thuật máy tính 28,65 điểm, CNTT (Global ICT) 28,38 điểm, ngành Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa 28,16 điểm. So với năm ngoái, điểm trúng tuyển của trường năm nay cao hơn từ 1 - 3 điểm, tùy theo từng ngành, chương trình đào tạo. 
Trong khi đó, 27,8 là điểm trúng tuyển cao nhất vào trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
 
Điểm chuẩn ĐH Kinh tế quốc dân.
Năm nay, trường ĐH Kinh tế quốc dân tuyển 5.800 chỉ tiêu với 3 phương án xét tuyển là xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT; xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường.

Trong đó, trường dành từ 3.500 - 4.000 chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi THPT, chiếm 60% tổng chỉ tiêu, giảm 1/3 so với năm ngoái (năm 2019 tỷ lệ xét tuyển theo kết quả thi THPT chiếm đến 85 - 90%).

Điểm chuẩn ĐH Xây dựng Hà Nội.

Tại ĐH Xây dựng Hà Nội, Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp là chuyên ngành tuyển sinh nhiều nhất với 700 chỉ tiêu, kế đó là Kinh tế xây dựng, Xây dựng cầu đường lần lượt 400 và 350 chỉ tiêu.

Trường tuyển sinh theo 3 phương thức là tuyển thẳng, tuyển thẳng kết hợp và xét tuyển dựa vào điểm thi THPT quốc gia. Những thí sinh tuyển thẳng kết hợp vẫn phải tham dự kỳ thi THPT quốc gia, có tiếng Anh hoặc Pháp tương đương IELTS 5.5 trở lên và tổng 2 môn còn lại của tổ hợp đạt tối thiểu 12 điểm.
 Điểm chuẩn của Đại học Nội vụ Hà Nội

Năm nay, điểm chuẩn của Đại học Nội vụ Hà Nội tăng từ 0,5 đến 1 điểm so với năm 2019.

Theo đó, điểm xét tuyển của ngành Quản trị văn phòng - Đại học Nội vụ Hà Nội cao nhất (23 điểm). Bên cạnh đó, phân hiệu Quảng Nam và TP Hồ Chí Minh cũng công bố điểm xét tuyển, dao động từ 14 đến 17 điểm.

 Điểm chuẩn ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội

Trong khi đó, năm nay ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội lấy điểm trúng tuyển từ 17 đến 26,1 điểm.

Điểm chuẩn ĐH Công nghệ Giao thông.

Cũng trong ngày 4/10, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải thông báo điểm trúng tuyển đại học chính quy năm 2020 theo phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Năm nay, điểm chuẩn cao nhất của ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội là 25,3 cho ngành Giáo dục tiểu học. Điểm trúng tuyển vào nhóm ngành Sư phạm Toán và Khoa học tự nhiên là 22,75 điểm.

Nhóm ngành Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử & Địa lý lấy 23,3 điểm. Nhóm ngành Khoa học giáo dục và khác lấy 17 điểm. 19,25 điểm là điểm trúng tuyển vào nhóm ngành Giáo dục mầm non.

 
 
 
 
 Điểm chuẩn vào ĐH Giao thông Vận tải 

ĐH Giao thông Vận tải có điểm trúng tuyển vào ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cao nhất. Ngoài ra, thí sinh phải có điểm Toán từ 9 trở lên và xếp thứ tự nguyện vọng từ thứ 3 trở lên mới đủ điều kiện vào trường.

Năm nay, điểm chuẩn của trường ĐH Y Hà Nội cao nhất là 28,9 điểm thuộc về ngành Y đa khoa. Xếp ngay sau đó là ngành Răng Hàm Mặt với 28,65 điểm. Năm ngoái, ĐH Y Hà Nội có điểm trúng tuyển cao nhất trong nhóm ngành sức khỏe. Trong đó, ngành có điểm chuẩn cao nhất vẫn là Y đa khoa - 26,75 điểm.

Tại Học viện Y Dược học cổ truyền, ngành Y khoa có điểm trúng tuyển cao nhất là 26,1. Ngành Y học cổ truyền điểm chuẩn là 24,15 (tiêu chí phụ là Sinh học 8,0, Toán 8,4, nguyện vọng 3). Ngành Dược học điểm chuẩn 25,00 (tiêu chí phụ là Hoá học 8,0, Toán 9,0, nguyện vọng 2).

Năm 2020, Học viện lấy 450 chỉ tiêu vào ngành Y học cổ truyền (tổ hợp môn xét tuyển B00), trong đó 425 là theo xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020, 25 chỉ tiêu là tuyển thẳng.
 
 
 
 
 
 

ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, năm nay, trường có 31 chương trình đào tạo, tuyển sinh. Trong đó 3 chương trình mới là Hàn Quốc học, Văn hóa học, Quốc tế học theo hệ chất lượng cao xã hội hóa.

Với ngành Hàn Quốc học mức điểm trúng tuyển cao nhất 30 điểm khối C00, tiếp đến là ngành Đông Phương học với 29,74 điểm khối C.

Riêng ngành Hàn Quốc học tuyển 50 chỉ tiêu, trong đó có tới 30 chỉ tiêu tuyển thẳng. Số còn lại có 16 - 20 thí sinh nên mức điểm trúng tuyển của ngành được đẩy lên tuyệt đối.

Nhà trường lấy 3 khối chính là C00 có mức từ 21-30 điểm; D01, D78 có mức từ 18 - 26 điểm. Với một số ngành tuyển khối A như tâm lý học thì điểm trúng tuyển là gần 25 điểm.
 
 Điểm chuẩn trường ĐH Ngoại thương

Trường ĐH Ngoại thương đã họp thống nhất phương án điểm trúng tuyển các mã xét tuyển của trường cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2020.

Đối với chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, chuyên ngành mơ ước của rất nhiều thí sinh trong cả nước, cũng là chuyên ngành có chỉ tiêu cao nhất với chỉ tiêu là 1.170 cho tất cả các phương thức trong toàn trường, điểm trúng tuyển dự kiến là 28,6 điểm tổ hợp A00 tại trụ sở chính Hà Nội và 28,3 điểm tổ hợp A00 tại Cơ sở 2 - TP Hồ Chí Minh. Chênh lệch các tổ hợp khác so với A00 là 0,5 điểm.

 
 
 
 
 
 Điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng công bố điểm trúng tuyển vào các ngành, chuyên ngành ĐH chính quy năm 2020. Trong đó, điểm xét tuyển ngành Truyền thông quốc tế tăng 4,25 điểm so với năm 2019.

 
 Điểm chuẩn trường ĐH Thương mại 

Năm nay, ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường ĐH Thương mại là Makerting (Marketing thương mại) 26,7 điểm. Các ngành có điểm chuẩn cao của trường gồm: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng: 25,5 điểm; Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế: 26,3 điểm; Thương mại điện tử (quản trị thương mại điện tử): 26,25 điểm.

 Điểm chuẩn cụ thể từng ngành của Học viện Tài chính

Còn điểm chuẩn cụ thể từng ngành của Học viện Tài chính năm 2020 như sau:

Năm 2020, tổng chỉ tiêu vào Học viện Tài chính là 4.200, trong đó xét tuyển thẳng học sinh giỏi ở bậc THPT, xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 ít nhất 50% chỉ tiêu, số còn lại xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Trường hợp không đủ chỉ tiêu, Học viện tiếp tục xét tuyển bổ sung theo các phương thức cho đến khi tuyển đủ chỉ tiêu trên nguyên tắc điểm trúng tuyển không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện ở đợt 1.

Năm 2020, ĐH Luật Hà Nội tuyển 2.265 chỉ tiêu cho các ngành Luật, Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tế, Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý) ở tổ hợp A00, A01, C00, D01, D02, D03. Ngoài ra, trường còn có chương trình liên kết nước ngoài.

Điểm sàn xét tuyển đối với thí sinh đăng ký dự tuyển khối C00 và theo học tại trụ sở chính Hà Nội là từ 20 điểm trở lên, thí sinh dự thi các tổ hợp khác là từ 18 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên).

Ngoài ra, đối với ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh, kết quả thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh phải từ 7 trở lên.

Đối với thí sinh dự tuyển và theo học ngành Luật tại phân hiệu của trường ở Đăk Lăk, tổng điểm các môn thuộc tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 15 trở lên (không tính ưu tiên).

Những thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào Chương trình liên kết đào tạo với Đại học Arizona (Mỹ), tổng điểm các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của thí sinh phải đạt từ 15 điểm trở lên mới đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển. Ngoài ra, các em phải có trình độ tiếng Anh IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương.

Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội thông báo điểm trúng tuyển diện xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020, cụ thể:

 
 Điểm chuẩn ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội

Tại ĐH Thăng Long, ngành lấy điểm cao nhất là Ngôn ngữ Trung Quốc (24,2 điểm). So với năm 2019, điểm ngành này tăng 2,6. Ngành Truyền thông đa phương tiện và Logistics - Quản lý chuỗi cung ứng cũng có điểm xét tuyển cao, lần lượt là 24 và 23,9. Đây là 2 ngành hot của trường, được nhiều thí sinh lựa chọn.

 Điểm chuẩn ĐH Thăng Long