Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đánh thức di sản làng cổ

Kinhtedothi - Thời gian qua, làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên) - ngôi làng cổ có tuổi đời trên 500 năm sở hữu những biệt thự pha lẫn kiến trúc Việt cổ và kiến trúc Pháp là đề tài sáng tác của các nghệ sĩ nhóm 33A.
Ngày 22/5, 50 tác phẩm về làng Cựu của 9 họa sĩ sẽ được trưng bày tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội). Đây là một trong những hoạt động dài hơi của nhóm trong dự án “Đánh thức di sản”.
Giữ hồn làng Cựu
50 tác phẩm về “Ngôi làng biệt thự” sẽ được giới thiệu đến công chúng Thủ đô thông qua triển lãm mang tên “Bóng di sản”. Trong các bức tranh, công chúng thấy được những hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam nói chung và làng Cựu nói riêng như: Cổng làng, giếng nước hay những cụ già tóc bạc trắng, đeo khăn mỏ quạ.
 Tranh về làng Cựu của họa sĩ Mạnh Tưởng (trái) và họa sĩ Đạt Phú (phải). Ảnh: Nhóm 33A
Đặc biệt, họa sĩ nhóm 33A còn lưu giữ hình ảnh làng Cựu bằng cách thổi hồn vào những chi tiết nhỏ bé như khung cửa sổ, chiếc ấm nước phủ đầy than đen hay tấm cửa của một căn nhà 3 gian cũ kĩ. Thế nhưng, cảm nhận của hầu hết người xem tranh là nét trầm mặc và đượm buồn.
Theo chia sẻ của các thành viên nhóm 33A, làng Cựu dù nổi tiếng là thế nhưng không khí trong làng khá vắng lặng. Bởi, người làng Cựu đã chuyển đến sinh sống và làm ăn ở nhiều nơi khác nhau. Trong làng chỉ còn người già và trẻ con. Những bức tường, mái nhà rêu phong trầm lắng nằm yên sau những cánh cổng im bặt đến nao lòng.
Bên cạnh đó, những biệt thự cổ được người làng Cựu thuê kiến trúc sư của Pháp về thiết kế cũng bị biến đổi theo thời gian. Ở đó đã xuất hiện việc san lấp, đập bỏ và sửa chữa cho những người từng đến đây chừng 10 năm trước, khi quay lại đã cảm thấy tiếc nuối vì di sản không còn nguyên vẹn.
Hoạ sĩ Dương Tuấn - thành viên nhóm 33A chia sẻ: "Đứng trước vẻ đẹp của dấu tích xưa cũ ấy, tôi lại nghĩ đến câu nói “Những cái còn lại sau thời gian đó chính là văn hóa”. Nếu một ngày nào đó những ngôi nhà, mái cổng, bờ tường rêu phong cổ kính này hoàn toàn mất đi thì sẽ ra sao? Tôi cho rằng không ai muốn nghĩ đến điều này".
Bảo tồn di sản bằng ngôn ngữ hội họa
Từ những trăn trở ấy, triển lãm “Bóng di sản” của nhóm 33A nhằm lưu lại vẻ đẹp của làng Cựu thông qua ngôn ngữ hội họa. Thử thách đặt ra đối với các nghệ sĩ là sẽ sử dụng cảnh quan, kiến trúc và con người làng Cựu làm nguyên liệu, thổi vào tác phẩm hơi thở đương đại mà không làm mất đi tinh thần, giá trị của di sản.
Hoạ sĩ Thế Long đã thay đổi một số lối vẽ truyền thống trong bộ 3 Phúc Lộc Thọ bằng chữ Vạn để tạo nên nghĩa khác nhau. Chữ Vạn có nghĩa mãi mãi là một chặng đường của nền văn hóa Việt. Trong triển lãm, hoạ sĩ Tuấn Đạt đem đến tác phẩm về cổng làng.
Thông qua tác phẩm, người xem có thể thấy, từ sau cánh cổng làng đã phai màu thời gian, chúng ta như bước vào một thế giới khác, xưa cũ và cổ kính. Nhưng đằng sau đó là cả một câu chuyện dài về làng Cựu với nét kiến trúc Việt cổ và Pháp độc nhất vô nhị, làng còn nổi tiếng với nghề thợ may Tây Âu đệ nhất Hà thành.
Thông qua triển lãm, các nghệ sĩ 33A mong muốn gửi thông điệp đến công chúng: “Bóng di sản” phải chăng chỉ còn là những chứng tích vật thể và phi vật thể của một thời kỳ, một vùng miền văn hóa đã đang bị lãng quên hay vẫn là dòng chảy của một giá trị văn hóa bền vững, mãi trường tồn như mạch nước ngầm thấm đẫm trong chúng ta?

"Tôi thấy, làng Cựu có sự khác biệt hơn các ngôi làng cổ khác, sự yên tĩnh và vắng vẻ là cảm nhận đầu tiên khi mọi du khách đặt chân đến làng. Nơi đây đang rất cần mỗi chúng ta có thêm những hành động, tiếng nói làm động lực bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại." - Họa sĩ Mạnh Tưởng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

01 Jun, 05:52 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh hội nhập và đổi mới, việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trở thành sứ mệnh quan trọng, đòi hỏi những chính sách, hành động cụ thể. Luật Thủ đô 2024 được thông qua như một nền tảng pháp lý vững chắc, giúp bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô.

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

01 May, 04:57 AM

Kinhtedothi - Sau gần 5 tháng khai trương và đưa vào hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội mang đến những thành quả tích cực trong việc triển khai các ý tưởng sáng tạo, dự án khởi nghiệp sáng tạo. Phóng viên Kinh tế & Đô thị có cuộc trao đổi với Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà về thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, thu hút, kết nối các nguồn lực sáng tạo.

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

24 Mar, 06:55 PM

Kinhtedothi - Chiều 24/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo TP Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".

Đôi chuyện Tết xưa

Đôi chuyện Tết xưa

31 Jan, 05:43 AM

Kinhtedothi - Ít năm nay, khi so sánh Tết xưa, Tết nay, người ta hay nói đến những thay đổi trong cái ăn, cái mặc. Thường là nhớ lại những khó khăn, thiếu thốn, những cái Tết thời bao cấp để mà thêm trân trọng những gì có được hôm nay.

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

30 Jan, 12:26 AM

Kinhtedothi - Chuyện ăn Tết tuy không còn rình rang như những năm cũ, nhưng vẫn vui vì sự giản tiện, bình yên trên quê nhà. Người dân Phú Mãn, Hà Nội, chấp hành đúng các quy định của pháp luật, ăn Tết không tiếng pháo, không uống rượu bia khi tham gia giao thông

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ