Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đào tạo 3 chung chức danh tư pháp: Nhiều tiện ích cho xã hội

Kinhtedothi - Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư do Học viện Tư pháp chủ trì được đánh giá là bước tiến mới trong công tác đào tạo, gắn kết những đặc thù nghề nghiệp của 3 chức danh nói trên, hứa hẹn mang tới những lợi ích to lớn cho người học và xã hội.
 Lớp học đào tạo 3 chức danh tư pháp của Học viện Tư pháp.
Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng về sự gắn kết những đặc thù nghề nghiệp của 3 chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư và kinh nghiệm đào tạo, sử dụng học viên sau đào tạo tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Chương trình đào tạo được xây dựng theo hệ thống tín chỉ với thời gian đào tạo là 18 tháng (53 tín chỉ) dành cho người có trình độ cử nhân luật trở lên. Học viên sau khi tốt nghiệp được cấp chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát và nghề luật sư và có thể làm việc trong ngành Tòa án, Kiểm sát, các văn phòng luật sư, công ty luật, các tập đoàn kinh tế, DN…
Đào tạo chung 3 chức danh tạo mặt bằng chung về kiến thức, hiểu biết chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp lẫn nhau của thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và các bộ luật, luật liên quan; tạo nguồn cán bộ tư pháp chất lượng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Tòa án, Kiểm sát có nguồn tuyển dụng những người đã có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp ngay từ thị trường lao động, có khả năng làm việc ngay khi được tuyển dụng.
Tạo điều kiện thực tế thực hiện chủ trương lựa chọn để bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên từ luật sư, luật gia giỏi, chủ trương chuyển đổi vị trí nghề nghiệp của thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư đã xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020...

TS. Nguyễn Xuân Thu - Phó Giám đốc Học viện Tư pháp cho biết, chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư gồm 4 giai đoạn, trong đó 3 giai đoạn đầu bao gồm các môn học bắt buộc, giai đoạn thứ 4 là các môn học tự chọn. Học viện cũng đã sưu tầm, biên tập, nghiệm thu hệ thống hồ sơ tình huống và xây dựng bộ đề cương môn học cho tất cả các môn học, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, nội dung chi tiết từng bài học, hướng dẫn giảng, học viên ở cả khâu chuẩn bị và lên lớp.

Về đội ngũ giảng viên, TS Thu cho biết, chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư sẽ tiếp tục có sự tham gia của các thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư giỏi đang hành nghề.
Đội ngũ giảng viên giảng dạy cho Chương trình đào tạo chung, cả giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng đều là những người đã gắn bó và có nhiều kinh nghiệm tham gia giảng dạy trong các chương trình đào tạo riêng nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghề luật sư tại Học viện Tư pháp, trong đó phần lớn là những giảng viên có bề dầy kinh nghiệm nghề nghiệp của cả 3 chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng giảng dạy, Học viện sẽ áp dụng tối đa phương pháp song giảng, tam giảng cho các bài học trong chương trình để học viên có cơ hội nắm bắt được kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp của cả 3 chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư và có được cái nhìn đa chiều cả từ lý luận và thực tiễn về nghề nghiệp.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý, khơi thông nguồn lực đất đai tại Đà Nẵng

Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý, khơi thông nguồn lực đất đai tại Đà Nẵng

02 Apr, 02:41 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai đang “mắc kẹt” trong kết luận thanh tra, kiểm tra và bản án tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Khánh Hòa.

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

24 Mar, 06:25 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ