Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đào tạo nhân lực CNTT đáp ứng nhu cầu

Kinhtedothi - Trước việc thiếu hàng trăm nghìn người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT có cơ chế đặc thù cho các trường đào tạo nhân lực ngành này.
 Ảnh minh họa
Mùa tuyển sinh năm 2018, rất nhiều trường đại học (ĐH) mở rộng chỉ tiêu với đa dạng các chương trình đào tạo CNTT để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực đang rất thiếu. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có chủ trương phát triển ngành CNTT theo hai tiêu chí: Hiện đại hóa vươn ra tầm khu vực và đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay. PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Trưởng phòng Đào tạo của trường cho biết: Nhà trường đưa ra các giải pháp tăng cường quốc tế hóa trong đào tạo CNTT, bằng việc ký thỏa thuận hợp tác với một trường ĐH ở Thụy Điển mở chương trình tiên tiến dạy bằng tiếng Anh. Theo đó, hai bên công nhận tín chỉ lẫn nhau trong 3 năm học đầu tiên, đến năm cuối sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội sang Thụy Điển học để được cấp song bằng.
Xây dựng các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng, trong đó chú trọng kỹ năng thực hành của sinh viên tại cơ sở đào tạo. Thậm chí, thiết kế chương trình có thời lượng dày đặc về thực hành, trải nghiệm tại DN, tham gia giải quyết các vấn đề cũng được trường ĐH Bách khoa Hà Nội hướng đến. Nhà trường cũng phát triển mô hình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho những người đã tốt nghiệp ĐH đi làm nhưng muốn chuyển đổi ngành nghề. Họ có thể theo học khóa ngắn hạn bồi dưỡng chuyên sâu trong một lĩnh vực của CNTT để được cấp chứng chỉ.

Hiện nay, trường ĐH Bách khoa Hà Nội đang có 3 ngành đào tạo đại trà, bao gồm Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính và CNTT, có đối tượng tuyển là học sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Ngoài ra, trường còn có một chương trình CNTT định hướng đào tạo nhân lực cho thị trường Nhật Bản, khi tốt nghiệp đạt trình độ tiếng Nhật N3 – là cơ sở rất tốt để phát triển sự nghiệp. Học sinh cũng có thể đăng ký chương trình CNTT hệ cử nhân – thạc sĩ, có nghĩa là sau 4 năm tốt nghiệp cử nhân sẽ học tiếp 1,5 năm để lấy bằng thạc sĩ.

Với các chương trình đào tạo đa dạng, người học có thể lựa chọn một hướng đi phù hợp với năng lực và nhu cầu của mình. Nếu các em muốn học xong, ra trường đi làm ngay thì nên theo hướng ứng dụng CNTT; muốn làm chuyên gia giỏi hãy chọn mô hình học cử nhân – thạc sĩ. Trước nhu cầu lớn về nguồn nhân lực CNTT nhưng trường ĐH Bách khoa Hà Nội không tăng nhiều chỉ tiêu để đảm bảo chất lượng. Trường đang áp dụng công nghệ vào dạy học để tạo điều kiện cho sinh viên học ở mọi lúc mọi nơi và giảm bớt gánh nặng về cơ sở vật chất.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm chương trình giáo sư thỉnh giảng

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm chương trình giáo sư thỉnh giảng

03 Jul, 06:30 PM

Kinhtedothi - Việc triển khai chương trình giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội là một bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa các chủ trương phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

Ngày mai (4/7), tra cứu điểm thi lớp 10 trên Báo Kinh tế & Đô thị

Ngày mai (4/7), tra cứu điểm thi lớp 10 trên Báo Kinh tế & Đô thị

03 Jul, 02:24 PM

Kinhtedothi – Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, muộn nhất trong chiều mai (4/7), Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công bố kết quả thi lớp 10 THPT công lập năm học 2025 – 2026. Thí sinh và phụ huynh có thể tra cứu điểm thi nhanh và chính xác nhất trên Báo Kinh tế & Đô thị điện tử.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ