Để hàng Việt thực sự chinh phục người Việt
Kinhtedothi - Mặc dù Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã hỗ trợ DN đưa hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng, nhưng để hàng Việt chiếm lĩnh được thị trường, các đơn vị thành viên cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN quảng bá tiêu thụ.
Tin liên quan
-
Hàng Việt chiếm ưu thế thị trường trang trí Tết
- Nam A Bank – Ngân hàng Việt đầu tiên liên kết cùng Ví điện tử AppotaPay
- Một nhà hàng Việt bị đe dọa khi chủ quán tham dự biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump
- Gian hàng Việt trực tuyến: Kênh tiêu thụ cho sản phẩm “made in Vietnam”
- Thêm cơ hội mua hàng Việt qua thương mại điện tử
- Hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài: Thách thức về tiêu chuẩn chất lượng
Đây là nhiệm vụ trọng tâm được Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP Hà Nội đặt ra trong năm 2021.
Hàng Việt chiếm ưu thế Thông tin từ Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, tại các siêu thị, hàng Việt chiếm hơn 90% lượng hàng hóa cung ứng vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Đỗ Tuệ Tâm cho biết, trong cơ cấu hàng hóa của hệ thống siêu thị Hapro, các mặt hàng lương thực, thực phẩm, bánh mứt kẹo… của Việt Nam sản xuất chiếm tỷ lệ khá cao, hơn hẳn mọi năm. Tương tự, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, trên 90% hàng hóa bày bán tại hệ thống siêu thị này là hàng Việt, đặc biệt có đến 95% sản phẩm bánh kẹo được cung cấp từ các DN uy tín.
Theo đánh giá của người tiêu dùng, những năm gần đây, nhiều nhãn hàng có tên tuổi của Việt Nam như: Bánh kẹo Kinh Đô, Hữu Nghị, Hải Hà, Bibica, Vinacafe… được lựa chọn mua nhiều. Bên cạnh đó, những thông tin về bánh kẹo ngoại bị tráo ruột, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc… xuất hiện trên thị trường đã khiến người tiêu dùng hạn chế mua hàng ngoại, quay về dùng hàng Việt.Triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2020, các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục tham mưu cho TP các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, đẩy mạnh chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, phát triển thương hiệu, làng nghề... Về phía DN, cần chủ động đầu tư, thay đổi công nghệ, tiết kiệm chi phí gián tiếp để nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã sản phẩm, giảm giá thành, tăng cường quảng bá.Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, tiêu thụ Thực tế triển khai Cuộc vận động cho thấy, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, vẫn còn một số đơn vị, sở, ngành chưa chủ động quan tâm triển khai. Cụ thể, một số đơn vị chưa quan tâm đến việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu, nhãn mác của sản phẩm; chưa có sự liên kết chặt chẽ với người tiêu dùng, dẫn đến uy tín, chỗ đứng hàng Việt trong lòng người tiêu dùng chưa cao như mong muốn. Bản thân các DN cũng gặp nhiều khó khăn do tình trạng hàng giả, hàng nhái thương hiệu Việt chưa được kiểm soát triệt để làm giảm lòng tin của một bộ phận người tiêu dùng. Nhằm giải quyết những khó khăn, bất cập mà DN gặp phải trong quá trình triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TP Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Nguyễn Anh Tuấn đề nghị các đơn vị thành viên tiếp tục đổi mới phương thức tuyên truyền cuộc vận động đến DN, người tiêu dùng. Tổ chức các chương trình bán hàng Việt về nông thôn. Tăng cường các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm vào hệ thống siêu thị nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời xây dựng các kênh bán lẻ hàng Việt Nam tại nước ngoài thời kỳ hậu Covid-19.
Đặc biệt các sở, ngành như Tài chính, Công Thương, Thuế... cần đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho DN hồi phục, phát triển sản xuất.
"Nhằm hỗ trợ DN trong quá trình đưa hàng Việt về nông thôn, chính quyền các quận, huyện cần hỗ trợ DN xác định địa điểm bán hàng; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các chương trình bán hàng đến từng khu dân cư. Đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ, xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị... phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để người dân kinh doanh, mua sắm." - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Trồng hành tím trái vụ trên đảo Lý Sơn
Kinhtedothi - Thay vì trồng tỏi ở vụ Đông Xuân như thời vụ truyền thống, nhiều người dân đảo Lý Sơn đã mạnh dạn trồng...XEM THÊM -
Hỗ trợ nông dân Hải Dương, Mê Linh tiêu thụ hàng chục tấn nông sản
Kinhtedothi - Chung tay cùng nông dân Hải Dương và nông dân huyện Mê Linh (Hà Nội) bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, đô...XEM THÊM -
Người Đà Nẵng “giải cứu” nông sản cho nông dân Hải Dương
Kinhtedothi - Tại điểm bán “giải cứu” nông sản giúp nông dân vùng dịch Hải Dương ở Đà Nẵng, người dân nườm nượp đến m...XEM THÊM -
Chứng khoán sáng 25/2: VN-Index giảm nhẹ
Kinhtedothi - Phiên giao dịch chứng khoán sáng nay (25/2), thị trường tiếp tục có những nhịp rung lắc. Chủ yếu là do ...XEM THÊM -
Đầu tư tiền ảo: Vô vàn cạm bẫy
Kinhtedothi - Trong vài năm trở lại đây, làn sóng đầu tư vào tiền ảo tại Việt Nam đang ngày càng phát triển. Đi đôi h...XEM THÊM -
Thẻ PVcomBank Travel – Bạn đồng hành cho những người yêu xê dịch và khám phá
Kinhtedothi - Với tính năng tích điểm – đổi quà – hoàn tiền ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là khi đặt vé máy bay, kh...XEM THÊM
-
Hà Nội bước vào ngày lấy nước cuối cùng cho vụ Xuân
Kinhtedothi - Tính đến ngày 25/2, hầu hết các tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã lấy đủ nước cho sản xuất vụ Xuân 2021. Riêng Hà Nội, vẫn còn một số diện tích chưa có nước bị phụ thuộ...25-02-2021 11:08
-
Tỷ phú hoa ly đất Đại Đồng
Kinhtedothi - Với 10ha canh tác, cho ra thị trường khoảng 4 triệu cành hoa ly mỗi năm, anh Nguyễn Văn Dư ở xã Đại Đồng (huyện Thạch Thất) được xem là người đang sở hữu cánh đồng hoa ly lớn nhất nhì...25-02-2021 09:41
-
Phát triển chăn nuôi gắn với thị trường
Kinhtedothi - Dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả thị trường bấp bênh nhưng ngành chăn nuôi Hà Nội vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn để tái đàn, chờ đón cơ hội sau dịch.25-02-2021 09:40
-
Tỷ giá trung tâm tiếp tục giảm, ngân hàng và thị trường cùng lùi sâu
Kinhtedothi - Sáng nay (25/2), tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD tiếp tục giảm 2 đồng. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại và thị trường tự do cùng giảm sâu.25-02-2021 09:38
-
Giá vàng tiếp tục đi xuống do dự báo kinh tế tăng trưởng mạnh
Kinhtedothi - Sáng nay (25/2), giá vàng thế giới tiếp tục sụt giảm, bởi đồng USD tăng mạnh sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell dự báo GDP Mỹ tăng trưởng 6% trong năm nay.25-02-2021 09:28
- Sự đồng thuận của người dân là yếu tố quyết định trong việc thu hồi đất
- Hà Nội công bố lịch và phương án tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2021 - 2022
- Thêm 8 ca mắc mới Covid-19, trong đó 7 ca trong cộng đồng tại Hải Dương
- Việt Nam đang tích cực đàm phán với các nguồn cung cấp vaccine ngừa Covid-19
- Việt Nam lên tiếng về thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát giàn khoan Hải Thạch
- Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Không vì tăng tiến độ mà lơ là chất lượng 10 chương trình công tác toàn khoá
- Shopee và Phimmoi bị Mỹ cáo buộc dung túng hoạt động buôn bán hàng giả và vi phạm bản quyền
- Xăng dầu tăng giá mạnh từ 15 giờ ngày 25/2/2021
- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến: Tập trung phát triển huyện Hoài Đức thành quận