Để nỗi lo trở nên không đáng sợ
Kinhtedothi - Dị ứng sữa là một trong những dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em, trong đó sữa bò là nguyên nhân thường gặp, tuy nhiên sữa cừu, dê, trâu và các động vật có vú khác cũng có thể gây nên phản ứng.
Triệu chứng của dị ứng sữa
Phản ứng dị ứng thường xảy ra vài phút đến vài giờ sau khi sử dụng sữa. Dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa biểu hiện từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm thở khò khè, nôn, nổi mề đay và các vấn đề tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng, có thể có máu, tiêu chảy, co thắt bụng. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể cần nhiều thời gian hơn để xuất hiện như chảy nước mũi, nước mắt, phát ban ngứa trên da, thường ở xung quanh miệng.
Tuy nhiên, nên nhớ rằng, phản ứng dị ứng sữa thật sự khác với sự không dung nạp protein của sữa hoặc không dung nạp lactose. Không giống như dị ứng sữa, không dung nạp không liên quan đến hệ miễn dịch. Không dung nạp sữa gây ra nhiều triệu chứng khác và cần biện pháp điều trị khác với dị ứng sữa. Dấu hiệu và triệu chứng thông thường của không dung nạp protein của sữa hoặc không dung nạp lactose bao gồm các vấn đề về tiêu hóa như là đầy hơi, đánh hơi hoặc tiêu chảy sau khi sử dụng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.
Dị ứng sữa có thể gây phản vệ, một phản ứng đe dọa đến tính mạng do có thể làm hẹp đường thở và cản trở hô hấp. Sữa là thức ăn phổ biến nhất đứng hàng thứ ba, sau lạc và hạnh nhân, gây nên phản vệ. Nếu bạn hoặc con bạn có phản ứng với sữa, hãy gọi bác sĩ, cho dù phản ứng đó nhẹ như thế nào. Các xét nghiệm có thể giúp xác định dị ứng sữa, nhờ đó bạn có thể tránh được các phản ứng trong tương lai hoặc các phản ứng có khả năng tồi tệ hơn.
Tránh sử dụng là biện pháp điều trị chính với dị ứng sữa. May mắn là hầu hết trẻ em khi lớn lên sẽ không còn dị ứng với sữa. Những trẻ không có khả năng này có thể sẽ phải tiếp tục tránh sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa.
Khi nào cần khám bác sĩ
Khám bác sĩ hoặc chuyên gia về dị ứng nếu bạn hoặc con bạn xuất hiện các triệu chứng của dị ứng sữa ngay sau khi sử dụng sữa. Các yếu tố sau có thể tăng nguy cơ xuất hiện dị ứng sữa: Nhiều trẻ dị ứng sữa cũng có các dị ứng khác, dị ứng sữa thường sẽ xuất hiện đầu tiên. Nếu trẻ em bị viêm da dị ứng, một tình trạng viêm da mạn tính phổ biến, có khả năng bị dị ứng thực phẩm nhiều hơn. Nguy cơ dị ứng thực phẩm của một người tăng lên nếu bố, mẹ hoặc cả hai có dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng khác như bệnh sốt mùa hè, hen phế quản, mề đay hoặc chàm. Dị ứng sữa thường gặp hơn ở trẻ em, khi lớn lên, hệ thống tiêu hóa của chúng trưởng thành và cơ thể của chúng ít có khả năng phản ứng với sữa hơn.
Để chuẩn bị cho việc đi khám, bắt đầu có thể đi khám bác sĩ gia đình của bạn, một bác sĩ đa khoa hay bác sĩ nhi khoa. Tuy nhiên, sau đó nên khám ở một bác sĩ chuyên khoa về các rối loạn dị ứng. Trước khi đi khám, ghi chép lại các triệu chứng của bạn hoặc con bạn đã có, bao gồm cả những triệu chứng có vẻ không liên quan đến dị ứng sữa. Lập một danh sách bất cứ loại thuốc, vitamin và thuốc bổ mà bạn hoặc con bạn đang dùng. Viết ra tất các các câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ.
Dự phòng
Không có một cách chắc chắn nào để dự phòng dị ứng sữa, nhưng bạn có thể dự phòng các phản ứng bằng việc tránh sử dụng các thực phẩm gây phản ứng. Đọc nhãn sản phẩm cẩn thận. Hãy tìm kiếm casein, một dẫn xuất của sữa, mà nó có thể được tìm thấy trong một số nơi không ngờ tới, như cá ngừ đóng hộp hoặc các sản phẩm không làm từ bơ sữa. Hỏi về thành phần khi đặt món ở nhà hàng. Khi đi ăn ở ngoài, hãy hỏi xem thức ăn đã được chuẩn bị như thế nào. Liệu có phải miếng thịt nướng của bạn đã được phết bơ lên đó, hay đồ hải sản đã được nhúng trong sữa trước khi nấu không? Nếu bạn có nguy cơ bị các phản ứng nghiêm trọng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc mang theo và sử dụng epinephrine cấp cứu.
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, cho con bú sữa mẹ trong 4 đến 6 tháng đầu thay vì sử dụng sữa bò công thức theo tiêu chuẩn có thể giúp ngăn chặn dị ứng sữa. Trẻ em bị dị ứng với sữa, cho trẻ bú sữa mẹ và sử dụng công thức sữa ít gây dị ứng có thể dự phòng được các phản ứng dị ứng.
Nếu bạn đang cho con bú và con bạn bị dị ứng sữa, các protein của sữa bò đi qua sữa mẹ có thể gây phản ứng dị ứng. Khi đó bạn cần phải loại bỏ các sản phẩm có sữa ra khỏi khẩu phần ăn của bạn. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn biết hoặc nghi ngờ con bạn bị dị ứng sữa và có các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sau khi được bú sữa mẹ.
Nếu bạn hoặc con bạn đang trong chế độ ăn không có sữa, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn xây dựng một bữa ăn cân bằng về dinh dưỡng. Bạn hoặc con bạn cần phải dùng thực phẩm bổ sung để thay thế canxi hay các chất dinh dưỡng có trong sữa, như vitamin D và B2.
![]() Khám cho trẻ tại bệnh viện Nhi T.Ư. Ảnh: Thanh Hải
|
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
-
Ứng dụng tế bào gốc điều trị thoái hóa khớp
Kinhtedothi - Thoái hóa khớp là hậu quả của cả vấn đề sinh học và cơ học, gây ra tình trạng mất ổn định quá trình tổn...XEM THÊM -
Bình Định: Kiểm soát chặt chẽ trường hợp nhập cảnh trái phép
Kinhtedothi - Thường xuyên kiểm tra, rà soát, quản lý chặt chẽ người từ nước ngoài về lưu trú bất hợp pháp; điều tra,...XEM THÊM -
Hà Tĩnh: Phát hiện 9 người nhập cảnh trái phép, trốn cách ly phòng dịch Covid - 19
Kinhtedothi - Nhập cảnh từ Lào về Việt Nam bằng đường tiểu ngạch, 9 người vừa bị Cảnh sát giao thông Hà Tĩnh phát hi...XEM THÊM -
Việt Nam tuyển 120 tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19 thứ 2
Kinhtedothi - Sáng 21/1, lễ khởi động chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac do Viện vaccine và ...XEM THÊM -
Cận Tết Tân Sửu, lo nguy cơ bùng phát dịch lở mồm long móng
Kinhtedothi - Theo Bộ NN&PTNT, số lượng gia súc mắc dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) chỉ chiếm khoảng 0,02% tổng đàn...XEM THÊM -
5 năm phát triển khu khám và điều trị theo yêu cầu Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Những con số ấn tượng
Kinhtedothi - Chiều 20/1, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 5 năm triển khai khám v...XEM THÊM
-
Việt Nam tiêm nhắc vaccine Covid-19 cho 17 tình nguyện viện
Kinhtedothi - Ngày 20/1, Học viện Quân Y tiếp tục tiêm mũi 2 vaccine Nanocovax liều 25mg cho 17 tình nguyện viên. Những người này thuộc nhóm 1 tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 của Việt...20-01-2021 14:15
-
Cao điểm 500 người nhập cảnh trái phép một ngày, dịch Covid-19 rất đáng lo ngại
Kinhtedothi - Ngày 20/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến với Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 các tỉnh/TP trực thuộc T.Ư tại 63 điểm cầu.20-01-2021 13:04
-
Ngày 21/1, vaccine Covid-19 thứ 2 của Việt Nam được tiêm thử nghiệm trên người
Kinhtedothi - Ngày 21/1, vaccine Covivac do Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên người.19-01-2021 22:03
-
Việt Nam sắp sản xuất được vaccine phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
Kinhtedothi - Sau 3 vòng thử nghiệm thành công, dự kiến quý II/2021, Việt Nam có thể đưa vào sản xuất đại trà và thương mại hóa vaccine phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).17-01-2021 18:51
-
[Sống khỏe] Khi trẻ chậm tăng trưởng chiều cao
Kinhtedothi - Trong một vài trường hợp, trẻ không tăng trưởng chiều cao hoặc thấp bé hơn bạn bè đồng trang lứa khiến cho nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng.17-01-2021 12:32
- Nhân dân Thủ đô kỳ vọng vào những mục tiêu trong phát triển đất nước được Đại hội XIII xác định
- Đại hội XIII của Đảng là dấu mốc quan trọng trên chặng đường phát triển đất nước
- Lực lượng cảnh sát giao thông phân luồng, bảo đảm giao thông phục vụ Đại hội Đảng
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm, góp phần vào thành công Đại hội XIII của Đảng
- [Ảnh] Vựa quất lớn nhất Hà Nội tất bật vào vụ Tết
- Toàn văn Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là mục tiêu phấn đấu
- Hà Nội: Công nhận 1.576 đạo sắc phong là tài liệu lưu trữ quý, hiếm
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng