Để tránh mua phải trầm hương giả, bạn nên biết những điều sau

Mỹ An - Thu Nhung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Với giá trị kinh tế cao của trầm khiến không ít người lợi dụng buôn bán trầm hương giả, trầm hương kém chất lượng để trục lợi. Vậy làm sao để phân biệt được trầm hương thật, trầm hương giả?

Trong phong thủy, người ta có nhiều thú chơi như thạch anh, gỗ huyết long, tượng, vòng, tranh, binh khí… Trong đó, trầm hương cũng là một lựa chọn mang đặc điểm tao nhã, kỹ lưỡng, tinh tế và tất nhiên là đắt đỏ. Vì thế mà thường hay có những câu chuyện về sự cảnh giác: như mua phải trầm giả, bị lừa trầm…
 Anh Bảo Đôn Hậu – chủ thương hiệu Trầm hương Phúc Nguyên
Người mua trầm hương nên chuẩn bị cho mình kiến thức cơ bản về trầm hương từ sách báo và từ nhiều nguồn thông tin. Chọn những nơi uy tín, có giấy kiểm định chất lượng và đăng ký chất lượng cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm với cơ quan nhà nước.

Là một người có gia truyền theo đuổi nghề này từ nhiều đời, anh Bảo Đôn Hậu – chủ thương hiệu Trầm hương Phúc Nguyên chia sẻ những bí quyết, kinh nghiệm quý báu của gia đình, bản thân đối với người đang muốn tìm hiểu về trầm hương.

Trầm hương giả chỉ có một mùi duy nhất

Trầm hương thật có mùi thơm sống thoang thoảng, không mạnh. Mùi hương có những lúc phát mạnh và xa tầm một vài mét nhưng không thường xuyên. Mỗi đợt phát hương có thể cho mùi khác nhau tùy vào thời điểm và địa điểm. Có lúc mùi trầm xen lẫn mùi hoa hồng, khi thì xen mùi hoa sen thoang thoảng, khi thì mùi hoa nhài thoảng nhẹ thanh thoát…
 Vòng trầm hương thật có vân rõ ràng, không lem nhem
Trong tự nhiên, các loài dó như dó dây, dó niệt, giằng đá… khi bị thương cũng tích tụ tinh dầu khá giống trầm hương, người ta gọi chung là niệt. Niệt không có tác dụng về mặt dược tính và phong thủy như trầm hương. Niệt có mùi hơi gắt và dễ gây dị ứng da nhạy cảm. Hiện nay, người ta dùng niệt để giả trầm hương khá nhiều vì lượng tinh dầu trong niệt cao và thường dùng để giả trầm lâu năm (trầm super).

Trầm hương giả bao gồm: Giả trầm từ các loại niệt, trầm chất lượng kém hoặc gỗ không có trầm được thẩm thấu hóa chất: có mùi thơm mạnh hơn và thường là nồng gắt, thậm chí có mùi hắt, khi mới ngửi có mùi cồn.

Tuy nhiên, nếu kỹ thuật cao người ta tạo sẽ tạo ra được mùi hương nhẹ và ít gắt nhưng nếu nhạy mùi vẫn nhận ra mùi hắc đặc trưng của cồn. Trầm hương giả chỉ có một mùi duy nhất chứ không phát hương khác nhau ở các thời điểm, địa điểm khác nhau như trầm hương thật. Các loại trầm giả này thường cứng, nặng hơn nhiều so với trầm thật và mùi hương mất dần theo thời gian.
 Trầm giả được thẩm thấu hóa chất hương trầm từ các loại gỗ

Trầm hương thật sẽ có màu vàng nhạt đến nâu sậm tự nhiên

Trầm hương thật có màu từ vàng nhạt (nếu trầm non tuổi) đến màu nâu sậm (trầm già tuổi) một cách tự nhiên. Các vân trầm tách biệt rõ ràng, không bị lem nhem như dính nhau. Màu sắc tươi tắn một cách tự nhiên chứ không bị tù mù. Đối với trầm trồng không quá lâu năm nên không được sậm màu, thường thợ sẽ đánh một lớp sáp (nến) để tạo độ bóng cũng như làm màu sậm hơn. Cách làm này cũng hạn chế tác hại khi trầm vô tình tiếp xúc với nước. Trầm trồng thường cho dạng trầm Tốc, dạng trầm vẫn còn phần gỗ dó bầu nhiều. Khi tiếp xúc với nước tính chất gỗ sẽ thể hiện rõ: bị xù xì, bạc màu đi do mất lớp bóng sáp nến bên ngoài.
 Trầm giả được vẽ thêm tia trầm bằng các loại hóa chất
Trầm hương giả thì thường có màu sắc sậm vì cố ý tạo cảm giác trầm già năm, nhưng màu sắc sẽ không được tươi tắn. Nếu kỹ thuật thẩm thấu hóa chất không cao thì cho bề mặt trầm sần sùi, không láng mượt được, thậm chí tạo một số lỗ kim nhỏ trên bề mặt trầm. Với kỹ thuật làm giả cao thì bề mặt cũng khá láng, nhưng vân trầm sẽ không rõ ràng mà bị lem nhem. 

Trầm hương thật không gây dị ứng

Trầm hương thật đặc biệt hiếm gây dị ứng cho người đeo, trừ khi người đeo vòng quá chật làm ứ mồ hôi, gây ngứa, mẩn đỏ.

Trầm hương giả khả năng gây dị ứng rất cao vì sử dụng hóa chất độc hại (trầm thẩm thấu, hấp hóa chất tạo mùi trầm) hoặc dầu niệt của các loại giả trầm làm từ các loại niệt gây ra sưng phù, mẩn đỏ…
Trầm sánh ghép cũng gây dị ứng khá cao. Vì trầm sánh ghép là loại trầm được tạo ra từ việc quét hóa chất và ghép từ những tấm sánh mỏng với nhau bằng keo kiểu ván ép. Có 2 thứ có thể gây dị ứng đó là hóa chất quét tạo trầm và keo ghép.
 
Một số cửa hàng tự tin về sản phẩm trầm thật thì người ta có thể tặng kèm khách thêm một hạt trầm để khách có thể thử bằng cách đốt bất kỳ một hạt trầm nào trong vòng trầm, rồi dùng chính hạt được tặng đó thay thế vào.
Nhang trầm thật và giả

Về nhang, khi đốt thử nhang trầm ngay tại chỗ bán thì thấy thơm nhưng khi mua về dùng lại không thơm. Đây là một thủ thuật của người làm nhang trầm kém chất lượng. Người ta dùng bột trầm chất lượng thấp để làm nhang, nhưng khi cây nhang còn ướt họ sẽ nhúng vào thau bột trầm chất lượng cao hơn để lớp bột trầm chất lượng này áo bên ngoài cây nhang một đoạn ở đầu cây nhang. Chính việc này khi đốt thử thì ngửi được mùi thơm từ bột trầm cao cấp được áo bên ngoài. Nhưng khi đốt hết cây thì chẳng có mùi hương như ban đầu.

Để độc giả hiểu rõ hơn về trầm, anh Bảo Đôn Hậu đã dành hẳn một chuyên mục kiến thức trầm hương trên website: https://tramhuongphucnguyen.com